×

CHÍNH THỨC: Từ nay những trường hợp nào khi khám, chữa b/ệ/nh theo yêu cầu vẫn được BHYT chi trả?

Người có thẻ BHYT đi khám theo yêu cầu vẫn được quỹ BHYT chi trả trong phạm vi quyền lợi. Tuy nhiên, họ phải tự thanh toán phần chênh lệch giá dịch vụ và cần đảm bảo đúng thủ tục, điều kiện chuyển tuyến thì mới được thanh toán

Trao đổi trên báo VietnamNet, bà Vũ Nữ Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), cho hay Nghị định 02/2025 của Chính phủ bổ sung quy định đối với trường hợp người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh theo yêu cầu được Quỹ BHYT thanh toán phần chi phí khám chữa bệnh theo phạm vi được hưởng (nếu có) theo quy định tại Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế.

“Phần chi phí chênh lệch giữa giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu với mức thanh toán của Quỹ BHYT do người bệnh thanh toán cho cơ sở khám chữa bệnh”, bà Nữ Anh khẳng định.

Nghị định 02 cũng quy định cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm công khai những khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT, phần chi phí chênh lệch và phải thông báo trước cho người bệnh.

Theo đại diện Vụ Bảo hiểm y tế, quy định nêu trên nhằm bảo đảm tính công khai minh bạch thông tin về chi phí trong và ngoài phạm vi quyền lợi của người bệnh, giúp người bệnh hiểu rõ các chi phí trong phạm vi hưởng và chi phí cần phải trả.

Báo VnExpress cho biết, trước đây, người tham gia BHYT khám chữa bệnh theo yêu cầu không được chi trả bảo hiểm. Tuy nhiên, Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực từ 1/7 và Nghị định 02 quy định chi tiết hướng dẫn biện pháp thi hành Luật BHYT, đã thay đổi nội dung này.

BSCKII. Trần Thái Sơn, Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai, đánh giá BHYT chi trả cho khám chữa theo yêu cầu là một chính sách “rất ưu việt”, giúp người dân có điều kiện tốt hơn vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm.

\\

Cụ thể, quỹ bảo hiểm thanh toán toàn bộ các chi phí thuộc phạm vi hưởng như thuốc, dịch vụ kỹ thuật, tiền giường tối đa theo khung giá quy định; người bệnh trả phần chênh lệch nếu lựa chọn dịch vụ ngoài khung.

Ví dụ, giá công khám theo quy định của BHYT tại Bệnh viện Bạch Mai là 50.600 đồng/lượt. Còn giá công khám theo yêu cầu (khám Thạc sĩ, BSCK1) là 300.000 đồng/lượt. Khi đó, người bệnh sẽ trả phần chênh lệch là 300.000 – 50.600 = 249.400 đồng. Với phần còn lại là 50.600 đồng, Quỹ BHYT sẽ tiếp tục chi trả theo mức hưởng trên thẻ của người bệnh (ví dụ 80%, 95% hoặc 100%). Người bệnh chỉ phải đồng chi trả phần còn lại (nếu có).

Về thuốc, không có khái niệm “thuốc theo yêu cầu”, theo BS Sơn. Nếu thuốc nằm trong danh mục quỹ BHYT chi trả thì người bệnh sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi theo quy định, không phân biệt khám bảo hiểm hay khám theo yêu cầu.
Người dân khám bệnh tại bệnh viện Nhiệt đới TP HCM. Ảnh: Quỳnh TrầnNgười dân khám bệnh tại bệnh viện Nhiệt đới TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Thông tin trên báo VOV cho biết, thủ tục khám chữa bệnh sẽ đơn giản hoá, tránh phiền hà. Theo đó, bà Vũ Nữ Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), cho hay, Nghị định 02/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật BHYT bổ sung nhiều quy định mới, đặc biệt đối với trường hợp người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh theo yêu cầu. Theo đó, người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh theo yêu cầu được quỹ BHYT thanh toán phần chi phí khám chữa bệnh theo phạm vi được hưởng, theo quy định tại Điều 22 của Luật BHYT.

Bên cạnh đó, thủ tục khi đi khám cũng được đơn giản hóa, tránh phiền hà. Cụ thể, khi đi khám, người dân chỉ cần mang theo giấy tờ phù hợp. Nếu thông tin BHYT đã được tích hợp trên căn cước công dân hoặc tài khoản VNeID mức độ 2 thì chỉ cần xuất trình giấy tờ đó, không cần mang thẻ BHYT giấy. Nếu chưa tích hợp, có thể dùng thẻ BHYT hoặc mã số BHYT. Trường hợp thẻ chưa có ảnh thì phải kèm theo giấy tờ tùy thân có ảnh như căn cước công dân, hộ chiếu, tài khoản định danh điện tử hoặc giấy xác nhận của công an xã, trường học.

Trẻ em dưới 6 tuổi chỉ cần xuất trình thẻ BHYT, nếu chưa được cấp thẻ thì xuất trình giấy khai sinh (bản gốc, bản sao, trích lục) hoặc giấy chứng sinh (bản gốc hoặc bản sao). Trường hợp trẻ vừa sinh, cha mẹ hoặc người giám hộ ký xác nhận trên hồ sơ bệnh án. Người đang chờ cấp lại hoặc đổi thẻ BHYT được dùng giấy hẹn trả kết quả của cơ quan bảo hiểm xã hội kèm giấy tờ tùy thân. Người hiến tạng nhưng chưa kịp được cấp lại thẻ vẫn được hưởng BHYT nếu xuất trình giấy ra viện kèm giấy tờ tùy thân. Với trường hợp cấp cứu, người bệnh cần bổ sung đầy đủ các giấy tờ trên trước khi kết thúc đợt điều trị để được thanh toán BHYT.

Related Posts

“Tôi mệt lắm rồi… Chắc số tôi đến đây thôi… tôi buông đây…”

Chiều muộn trên vịnh Hạ Long, ánh hoàng hôn đỏ rực như máu, nhuộm cả mặt nước lấp loáng. Đoàn người từ xí nghiệp xe buýt của…

“Bố ơi, hòn Trống Mái có thật không? Nó giống con gà không?” Minh tò mò hỏi, khiến anh Lài bật cười, xoa đầu con trai

Ở một góc nhỏ của làng quê Cao Thượng, Bắc Giang, ánh nắng hè vàng rực chiếu qua những tán cây, trải dài trên con đường đất…

Hình ảnh cuối cùng của các du khách vui vẻ, hạnh phúc khiến nhiều người x:ó:t xa

Trên mạng xã hội, một đoạn clip được cho là do chính một trong các nạn nhân trên tàu Vịnh Xanh 58, số hiệu QN-7105 trước giây…

Tìm được cờ nhíp vài phút trước khi tàu lật ở Quảng Ninh: Nụ cười còn đó, đồng bào ơi biển lạnh lắm không?

Trên mạng xã hội, một đoạn clip được cho là do chính một trong các nạn nhân trên tàu Vịnh Xanh 58, số hiệu QN-7105 trước giây…

Thế rồi không ai ngờ được rằng đó là kỳ nghỉ hè cuối cùng, “ba xin lỗi mẹ vì không cứu được các con”…

Từ xã Tân Yên (Bắc Ninh), sáng sớm tinh mơ, anh Hùng dắt theo hai đứa con nhỏ lên xe khách, tay xách nách mang, lòng phơi…

Thông tin mới nhất về việc tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ lật tàu ở Hạ Long

Ông Hoàng Văn Thuyết, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh, cho biết tàu chìm do xuất hiện giông lốc lớn đột ngột. Ngay…