Kiểm định khí thải xe máy là việc làm cần thiết. Một số nơi trên thế giới làm rất nghiêm, có nơi chưa áp dụng triệt để do thiếu nhân lực, cơ sở kiểm định…
Nhân viên cửa hàng Astra Motor Center ở Cawang, Đông Jakarta, Indonesia kiểm tra khí thải xe máy – Ảnh: THE JAKARTA POST/Wulan Kusuma Wardhani
Như Tuổi Trẻ Online thông tin, từ ngày 1-1-2025, quy định xe máy sẽ phải kiểm định khí thải nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
Ông Nguyễn Tô An – phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam – cho biết Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ 1-1-2025, tuy nhiên việc kiểm định khí thải với tất cả xe máy sẽ thực hiện theo lộ trình áp dụng của Chính phủ ban hành.
Bên cạnh các ý kiến ủng hộ, nhiều bạn đọc gợi ý, kiến nghị thêm những giải pháp để việc kiểm định khí thải xe máy mang lại hiệu quả, tránh phiền hà cho người dân.
Các nơi khác trên thế giới thực hiện kiểm định xe máy ra sao?
Kiểm tra bất chợt trên đường
Từ lâu, Đài Loan đã thực hiện một số biện pháp kiểm soát khí thải xe máy – phương tiện giao thông cá nhân phổ biến nhất ở lãnh thổ này.
Cụ thể, cơ quan quản lý môi trường Đài Loan triển khai các đơn vị kiểm tra bất chợt trên đường đối với xe máy đang sử dụng và thiết lập hệ thống kiểm tra bảo dưỡng định kỳ.
Điều 44 Luật Kiểm soát ô nhiễm không khí Đài Loan về “đối tượng, khu vực, tần suất và thời gian kiểm tra phát thải chất ô nhiễm không khí định kỳ của xe máy” nêu rõ: Xe máy được đăng ký tại Đài Loan trên 5 năm phải đến trung tâm kiểm định khí thải để kiểm tra định kỳ lượng khí thải gây ô nhiễm không khí.
Thời gian kiểm tra trong vòng 1 tháng kể từ khi được cấp giấy phép.
Chủ phương tiện không thực hiện kiểm tra định kỳ khí thải xe máy theo quy định thì có thể bị phạt 500 Đài tệ (khoảng 392.000 đồng) theo điều 80 của Luật Kiểm soát ô nhiễm không khí.
Ngoài ra, nếu không cải thiện đúng thời hạn quy định trong vòng 6 tháng kể từ ngày kiểm tra có thể bị hủy biển số.
Indonesia: Quy định đã có nhưng ít tuân thủ
Ở thủ đô Jakarta (Indonesia), các phương tiện cơ giới, cả công cộng và tư nhân, thường được coi là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nặng nề.
Theo báo The Jakarta Post, một nghiên cứu năm 2019 của Cơ quan Môi trường Jakarta và Tổ chức y tế công cộng toàn cầu Vital Strategies cho thấy khí thải từ phương tiện giao thông góp phần gây ô nhiễm không khí 32 – 41% trong mùa mưa và 42 – 57% trong mùa khô.
Kể từ năm 2020, chính quyền Jakarta đã yêu cầu chủ phương tiện cơ giới, cả ô tô và xe máy, trên 3 năm tuổi phải kiểm tra lượng khí thải ra hằng năm. Chủ sở hữu xe có nghĩa vụ thực hiện biện pháp để giảm lượng khí thải ra nếu kết quả kiểm tra cao.
Nếu xe không vượt qua hoặc không thực hiện bài kiểm tra khí thải, chủ xe sẽ phải đối mặt nhiều hình phạt khác nhau, từ phạt tiền đến đóng phí đậu xe cao hơn.
Phí kiểm tra được đánh giá khá hợp lý, chỉ 40.000 Rp (khoảng 62.000 đồng) đối với xe máy và từ 150.000 Rp (235.000 đồng) đến 200.000 Rp (313.000 đồng) đối với ô tô.
Tuy nhiên, chỉ một tỉ lệ nhỏ các xe trên 3 tuổi tuân thủ.
Cụ thể, chỉ có khoảng 900.000 trong số 3,7 triệu ô tô ở Jakarta, tương đương 24%, được kiểm tra khí thải. Con số này thậm chí còn thấp hơn đối với xe máy: chỉ 72.800 trên tổng số 17,3 triệu chiếc, tương đương 0,42%.
Rendra Kusumah, trưởng cửa hàng sửa chữa Astra Motor Center ở Đông Jakarta, cho biết trước cao điểm tháng 11-2021, khi cảnh sát Jakarta có kế hoạch ghi vé phạt chủ phương tiện không đạt chuẩn khí thải, lượng người mang xe đến kiểm tra rất cao, khoảng 60 – 80 xe máy/ngày.
Sau khi kế hoạch này bị hoãn vô thời hạn, tình hình hoàn toàn trái ngược.
“Số lượng giảm đáng kể từ tháng 12-2021. Hiện giờ trung bình mỗi ngày chỉ có từ 2 đến 3 chiếc xe máy tới kiểm tra”, Kusumah cho biết.
Ardiana, trưởng cửa hàng sửa chữa ô tô Nawilis ở Tanah Abang, Trung Jakarta, cũng cho biết tương tự: “Trước tháng 11-2021, tiệm chúng tôi nhận kiểm tra khoảng 70 – 90 xe/ngày. Từ tháng 12 năm đó đến nay chỉ có 1 – 5 xe/ngày”.
Luckmi Purwandari, giám đốc kiểm soát ô nhiễm không khí của Bộ Môi trường và Lâm nghiệp, cho biết bộ đang lên kế hoạch áp dụng quy định kiểm tra khí thải bắt buộc trên toàn quốc.
Đau đầu chuyện thiếu cơ sở, thiếu nhân lực kiểm định
Theo số liệu chính thức, ở Indonesia hiện nay chỉ có 340 cửa hàng sửa chữa ô tô và 108 xưởng sửa xe máy trong thành phố hiện được cấp phép kiểm tra khí thải.
Trong khi đó, có tới khoảng 3 triệu người đi lại hằng ngày bằng xe cá nhân từ các thành phố vệ tinh đến Jakarta, vì vậy đó là một trong những nguyên nhân khiến chính quyền các thành phố vệ tinh ở Indonesia vẫn chưa ban hành quy định kiểm tra khí thải phương tiện.
Để bổ sung nguồn nhân lực, cơ quan môi trường Jakarta đã làm việc với Bộ Môi trường để đào tạo khoảng 400 thợ máy từ các thành phố vệ tinh kiểm tra khí thải xe. Chương trình đào tạo diễn ra từ tháng 8 đến tháng 11-2023.
News
Gi:á bán Toyota Land Cruiser Prado 2024 bị “kênh” tới 540 triệu đồng, lý do vì sao?
Toyota Land Cruiser Prado 2024 vừa ra mắt tại Việt Nam với giá “sốc” lên tới 3,48 tỷ đồng, tăng 31,6%, nhưng nhân viên bán hàng vẫn…
Hòa Minzy đ:ột nhiên LÊN TIẾNG về chuyện ch:ia t:ay khiến nhiều khán giả ng:ỡ ng:à:ng, CHUYỆN GÌ ĐÂY?
Hòa Minzy có bài đăng gây chú ý trên trang cá nhân, liên quan chuyện chia tay. Mmới đây trên trang cá nhân, Hòa Minzy khiến nhiều khán…
Mua ô tô đ:ấu gi:á từ ngân hàng, cần làm gì để được đăng ký xe?
Mua xe ô tô qua hình thức đấu giá từ ngân hàng có thể giúp tiết kiệm chi phí, mở ra cơ hội sở hữu những…
Chí Trung TUYÊN BỐ không kết hôn, không có c:on với á hậu kém 18 tu:ổ:i dù đang mặn nồng, chuyện gì đây?
Ở tuổi U70, nghệ sĩ Chí Trung đang viên mãn bên bạn gái á hậu, sau cuộc hôn nhân đổ vỡ dài 32 năm với vợ cũ….
Dừng, đỗ ô tô ngược chiều lưu thông có bị ph:ạ:t không?
Nhiều người cho rằng chỉ cần dừng, đỗ xe ở nơi không có biển cấm thì có thể đỗ xuôi hoặc ngược chiều lưu thông đều được….
Lý do khiến tài xế xe tải đường dài nào cũng thích dẫn theo một người phụ nữ? Không như nhiều người vẫn nghĩ
Việc lái xe tải đường dài khiến người tài xế rất căng thẳng, mệt mỏi, buồn ngủ. Họ cần một người phụ nữ đồng hành để tránh…
End of content
No more pages to load