“Tây Du Ký” bản 1986 là bộ phim gắn liền với ký ức của hàng triệu khán giả Việt Nam khi có số lần phát sóng kỷ lục.

“Tây Du Ký 1986” phát sóng hơn 3.000 lần và nỗi khổ phía sau kỷ lục

Phim “Tây Du Ký” 1986 in sâu ký ức khán giả Việt Nam. Ảnh: Nhà sản xuất.
“Tây Du Ký 1986” và những con số ấn tượng

Năm 2020, theo Sina đưa tin, bộ phim “Tây Du Ký” 1986 có 3.000 lần phát sóng.

Tại Việt Nam, bộ phim được chiếu từ đầu những năm 1990 và trong suốt nhiều thập kỷ. “Tây Du Ký 1986” được chiếu đi chiếu lại hàng trăm lần trên các kênh truyền hình khác nhau vào mỗi dịp hè.

Bộ phim sử dụng kỹ xảo điện ảnh thô sơ, vật lực lẫn nhân lực có hạn. Vì nhân lực có hạn nên một người trong ê-kíp phải đảm nhận làm nhiều việc cùng một lúc.

Các diễn viên với nhân viên hậu trường phải cùng nhau gánh vác công việc và không có sự khác biệt. Đôi khi, diễn viên phải phụ khuân vác hoặc nhân viên hậu trường được huy động đóng các vai phù hợp.

Phim “Tây Du Ký 1986” được đầu tư 6 triệu NDT. Đây là một con số khá lớn vào thời điểm đó nhưng số tiền này vẫn không đủ trang trải chi phí cho bộ phim.

Bởi, chi phí dành cho giai đoạn hậu kỳ, làm kỹ xảo chiếm một khoản khá lớn.

Mỗi nhân viên, diễn viên được phát 5 hào tiền ăn vặt.

Đạo diễn Dương Khiết từng chia sẻ ê-kíp cơm ăn không đủ no, diễn viên tham gia chỉ lấy cát- xê tượng trưng.

Theo Đường Kế Toàn – nhiếp ảnh phim trường kiêm phụ quay – cho biết, người có cát-xê cao nhất lúc đó là Lục Tiểu Linh Đồng (Tôn Ngộ Không) với 100 NDT/tập.
Tôn Ngộ Không là vai diễn để đời của Lục Tiểu Linh Đồng. Ảnh: Sina.Tôn Ngộ Không là vai diễn để đời của Lục Tiểu Linh Đồng. Ảnh: Sina.
Ký ức tuổi thơ hàng triệu khán giả Việt

“Tây Du Ký 1986” gắn liền với tuổi thơ ấu của khán giả thế hệ 7X, 8X và 9X đời đầu. Bởi vì, lúc ấy công nghệ kỹ thuật số chưa phát triển, chưa phổ cập công nghệ 4.0 nên việc xem ti vi là một lựa chọn giải trí xa xỉ.

Nhất là ở những xóm làng vùng nông thôn, việc trẻ con tụ tập tại một nhà cùng nhau xem những bộ phim trở thành hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, in sâu trong tâm trí nhiều người.

“Tây Du Ký” với thế hệ 9X đời cuối, 10X sau này lại đánh dấu kỷ niệm về một thời rất ít phim thiếu nhi Việt Nam để xem. Dù đời sống người dân tiếp cận với nhiều thiết bị kỹ thuật số nhưng những bộ phim giải trí cho thiếu nhi lại hạn chế.

Một số bộ phim cho thiếu nhi từng gây tiếng vang như: Sơn Ca trong thành phố, Đội biệt động nhà C21, Đất rừng Phương Nam…

Thế nhưng, sự sống còn của một bộ phim lệ thuộc rất lớn vào lượt xem, doanh thu trong khi đó phim dành cho thiếu nhi được coi như phân khúc không có nhiều lợi nhuận. Chính điều này khiến các bộ phim cho thiếu nhi bị co lại, đã ít lại còn khan hiếm.

Vì thế, những bộ phim như “Tây Du Ký” càng gia tăng số lượng phát sóng như một phương án “lấp đầy” khung giờ giải trí cho đối tượng khán giả thiếu nhi.

Dù ở mảng phim truyền hình hay phim điện ảnh, những kịch bản phim về thần thoại, drama, trinh thám, tình cảm.. cho đối tượng khán giả trưởng thành chiếm số lượng áp đảo. Trong khi đó, phim dành cho thiếu nhi chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Điện ảnh thế giới đã có rất nhiều bộ phim thiếu nhi đạt hiệu quả tốt với doanh thu “khủng” hàng tỉ USD như: Kung Fu Panda (4 phần), Minions: Sự Nổi Dậy Của Gru (phần 1) – Minions: Kẻ trộm mặt trăng (phần 2, 3,4), Lion King – Vua sư tử, Finding Nemo – Đi tìm Nemo…
Ảnh: Naver.Poster phim “Minions: Kẻ trộm mặt trăng”. Ảnh: Naver.
Khi thế giới thành công với nhiều bộ phim hoạt hình “bom tấn”, Việt Nam vẫn loay hoay tìm hướng đi cho dòng phim này.

Ngoài những bộ phim nhỏ lẻ, hoạt hình Việt Nam khó khăn khi sản xuất tác phẩm dài hơi, có câu chuyện, kịch bản hấp dẫn cho thiếu nhi.