Bằng B2 là loại bằng lái xe ô tô được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, cho phép người lái điều khiển các loại xe khác nhau, phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng đa dạng. Tuy nhiên không hẳn ai cũng hiểu rõ hết được ý nghĩa của loại bằng này.
Bằng lái xe B2 lái được xe gì? Bằng lái xe B2 học bao lâu? Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau? Mỗi hạng bằng lái xe sẽ tương ứng với các loại phương tiện được phép vận hành. Để giải đáp cho những thắc mắc này mời các bạn theo dõi thông tin mà tôi tổng hợp dưới đây.
Bài viết này DailyXe sẽ giúp bạn hiểu rõ bằng lái xe hạng B2 chạy được xe gì, học bằng lái xe trong thời gian bao lâu và bằng lái xe B1, B2 khác nhau như thế nào, từ đó có thể hiểu hơn và đưa ra quyết định đúng đắn trong lựa chọn loại bằng để học.
1Bằng lái xe B2 chạy được xe gì?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đưa ra, người điều khiển bằng lái xe ô tô B2 có thể điều khiển các loại phương tiện giao thông bao gồm:
- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Từ đó, khi sở hữu bằng lái xe ô tô B2, tài xế sẽ được điều khiển các loại phương tiện bao gồm:
- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
2Điều kiện đăng ký học bằng lái xe ô tô B2
Theo Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, học viên muốn học bằng B2 phải đáp ứng các điều kiện để đăng ký học bằng lái xe ô tô B2 bao gồm:
- Đối tượng: Thuộc công dân Việt Nam, nếu là người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
- Độ tuổi: Đủ tuổi 18 tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe).
- Trình độ văn hóa: Không yêu cầu.
- Tình trạng sức khỏe: Không mắc các bệnh thuộc nhóm 3 được quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
3Bằng lái xe B2 học bao lâu ?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người tham gia học bằng lái xe ô tô B2 phải học bao gồm:
- Thời gian đào tạo thi bằng lái xe hạng B2: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420)
- Thời gian đào tạo nâng hạng B1 lên B2: 94 giờ (lý thuyết: 44, thực hành lái xe: 50);
Tổng thời gian trung bình 93 ngày bao gồm 4 ngày ôn thi và kiểm tra kết thúc khoá học, 74 ngày thực học, 15 ngày nghỉ lễ, khai giảng, bế giảng, chung quy ra khoảng 2.5 tháng.
Người học nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên B2 phải có thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên. Các loại bằng lái xe ô tô mới nhất đều áp dụng chương trình học mô phỏng cabin nhưng tổng thời gian học vẫn giữ nguyên, với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo và tăng tính an toàn trên thực tế.
4Bằng lái xe B1 và B2 có gì khác nhau ?
Bằng lái xe ô tô được chia thành nhiều hạng. Căn cứ vào mục đích sử dụng xe mà người lái xe có thể đi nâng hạng bằng cần thiết, lựa chọn hạng bằng phù hợp với nhu cầu của bản thân. Từ đó có thể cân nhắc chi phí học lái xe ô tô mới nhất: Cập nhật năm 2024. Dưới đây là sự khác nhau giữa hạng bằng B2 và B1.
Hạng bằng | B2 | B1 số tự động | B1 |
---|---|---|---|
Quy định độ tuổi đăng ký thi | Từ 18 tuổi trở lên | ||
Thời hạn | 10 năm kể từ ngày cấp | Có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (nữ) và đủ 60 tuổi (nam). 10 năm kể từ ngày cấp với người lái xe trên 45 tuổi (nữ) và trên 50 tuổi (nam). | |
Thời gian đào tạo | 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420) | 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340) | 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420) |
Đối tượng | Cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. | Cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Ô tô dùng cho người khuyết tật. | Cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. |