×

Bằng lái xe hạng D chạy được những xe gì? Năm 2024 có những thay đổi mới này, lái xe nào cũng nên biết

Thi bằng lái xe hạng D cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 
Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 
Thông tư 38/2019/TT-BGTVT
 quy định về điều kiện đối với người học lái xe như sau:

Điều kiện đối với người học lái xe

1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

đ) Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Theo đó, thi bằng lái xe hạng D người học cần đáp ứng các điều kiện như sau:

[1] Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

[2] Về tuổi: Đủ 27 tuổi trở lên (tính đến ngày dự sát hạch lái xe) theo quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008.

[3] Về sức khỏe: phù hợp với loại xe, công dụng của xe tương ứng với bằng lái xe hạng D được phép lái theo quy định tại Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.

[4] Trình độ văn hóa: có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên.

[5] Phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

– Hạng C lên D: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

– Hạng B2 lên D: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

*Đối với thi bằng lái xe hạng D phải thi nâng hạng giấy phép lái xe từ bằng lái xe hạng B2 hoặc C, không được thi trực tiếp lên hạng D.

Bằng lái xe hạng D chạy được xe gì?

Bằng lái xe hạng D chạy được xe gì? (Hình từ Internet)

Bằng lái xe hạng D chạy được xe gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:

Phân hạng giấy phép lái xe

…..

9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

…..

Như vậy, người có bằng lái xe hạng D chạy được xe bao gồm:

– Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

– Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

Thời hạn của bằng lái xe hạng D là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 17

 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định về thời hạn của giấy phép lái xe như sau:

Thời hạn của giấy phép lái xe

1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

5. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.

Thông qua quy định trên, thời hạn của bằng lái xe hạng D là 05 năm, được tính kể từ ngày cấp. Thời hạn bằng lái xe được ghi trên bằng lái.

Trân trọng!

Related Posts

VinFast nhận tin vui ngay thềm năm mới 2025

Bên cạnh nhiều sản phẩm thuần điện mới được giới thiệu trong năm 2024, cuộc đua trạm sạc đang dần nóng lên với sự xuất hiện của…

So kè Mitsubishi Xforce và VinFast VF6: Với 700 triệu nên mua xe gì?

VinFast VF6 được đánh giá vượt trội hơn Mitsubishi Xforce nhờ chi phí vận hành thấp, chính sách miễn phí sạc đến 2027. Xforce bị chê về…

2 con của Phương Oanh có thái độ trái ngược nhau khi được cầm đồ ăn tự chỉ huy

 Trở thành mẹ bỉm sữa, nhiều sao Việt trổ tài nấu nướng, tạo ra nhiều món ngon đẹp mắt cho con tập ăn dặm. Tuy nhiên, mỗi…

TỪ NAY, cho những người này mượn xe máy sẽ bị ph;ạ;t lên tới 10 triệu đồng, người dân cần chú ý

Nghị định 168 của Chính phủ chính thức có hiệu lực nên người dân cần chú ý những quy định và mức xử phạt trong giao thông….

CẬP NHẬT: Mức ph;;ạ;;t nồng đ;ộ c;;ồ;;n chính thức năm 2025 của ô tô, xe máy, ai cũng cần biết

Từ ngày 01/01/2025, mức phạt nồng độ cồn 2025 của ô tô, xe máy mới nhất sẽ theo quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP thay cho Nghị…

Nhà máy thứ 2 siêu “khủng” của Hà Trí Quang và Thanh Đoàn

Thanh Đoàn và Hà Trí Quang đã khoe đang xây 1 nhà máy ở quê. Cơ ngơi của cặp đôi có diện tích hàng nghìn m2, hiện đang…