Vạch kẻ đường có chức năng chính là đảm bảo trật tự giao thông, phân làn xe hợp lý để các phương tiện lưu thông thuận lợi và an toàn.
Bên cạnh hệ thống biển báo thì vạch kẻ đường cũng là một dạng báo hiệu thông dụng và có nhiều loại khác nhau. Nhưng hầu như ít ai nắm rõ được ý nghĩa và quy luật của tất cả các loại vạch kẻ đường, vì thế thường hay vi phạm và bị CSGT phạt mà vẫn chưa biết được mình đã mắc phải lỗi gì.
Ý nghĩa các loại vạch kẻ đường
Hiện theo quy chuẩn mới 41:2016/BGTVT có hiệu lực từ ngày 1/11/2016, vạch vàng trắng không còn chia theo địa phận mà chia theo mục đích. Cụ thể, nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy có màu vàng và nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều có màu trắng.
Các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41 mới nhất được quy định như sau:
Vạch trắng nét liền. Ảnh minh họa
Vạch dọc theo tim đường
Vạch dọc liền: Dùng để cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) không được vượt quá hoặc đè lên vạch đó. Đây là vạch dùng để phân kia đường thành 2 chiều (đi và về); phân chia phần đường dành cho xe thô sơ với xe cơ giới.
Vạch dọc liền kép: Đây là vạch dùng để lái xe tăng thêm sự chú ý và đi đúng theo quy định của vạch dọc liền nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch này thường được kẻ ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những đoạn đường thẳng, rộng có thể cho phép xe chạy với tốc độ cao.
Người tham gia giao thông cần chú ý ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước.
Vạch vàng nét đứt. Ảnh minh họa
Vạch dọc đứt quãng: Đây là vạch kẻ đường dùng để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Ô tô chạy trên đoạn đường có vạch dọc đứt quãng sẽ được phép vượt ô tô đi trước, nhưng ngay sau khi vượt xong phải nhanh chóng trở về phần đường của mình.
Vạch ngang đường
Vạch liền ngang: Vạch kẻ này có ý nghĩa như biển báo “dừng lại”. Vạch này yêu cầu mọi xe cơ giới, xe thô sơ phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Vạch đứt quãng ngang đường: Đây là vạch dùng để phân chia phần đường dành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp (gần chỗ đường giao) sang đường.
Vạch màu vàng nét đứt: Phân chia hai làn xe chạy ngược chiều nhau ở các đoạn đường có 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách ở giữa, các phương tiện được phép cắt qua sử dụng làn ngược chiều cả hai phía.
Vạch đơn màu vàng nét liền: Phân chia hai chiều xe chạy đối với đường có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa. Các phương tiện không được đè lên vạch hoặc lấn làn. Đối với vạch đơn màu vàng nét liền, được sử dụng trong đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, có nguy cơ tai nạn đối đầu.
Vạch vàng nét liền đôi: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.
Vạch vàng nét liền đôi. Ảnh minh họa
Vạch vàng một đứt, một liền: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy, sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.
Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.
Vạch vàng đứt song song: Dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.
Vạch trắng nét đứt: Có công dụng phân chia các làn xe cùng chiều, vạch trắng nét đứt cho phép người tham gia giao thông thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch.
Vạch trắng nét liền: Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch
Vạch trắng nét liền đôi: Hai vạch liên tục màu trắng (vạch kép) có chiều rộng bằng nhau dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn xe trở lên, xe không được đè lên vạch.
Vạch trắng hình con thoi: Đây là vạch kẻ báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường.
Vạch xương cá chữ V: Dùng để chia dòng phương tiện thành hai hướng đi, các phương tiện không được phép lấn vạch hoặc cắt qua vùng vạch này trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại luật giao thông đường bộ.
Vạch làn chờ rẽ trái trong nút giao: Vạch được sử dụng để tạo không gian dừng chờ cho các xe rẽ trái sau khi xe đã vượt qua vạch dừng xe trên nhánh dẫn của nút giao có sử dụng đèn tín hiệu điều khiển, nhưng không thể vượt qua nút trong thời gian tín hiệu đèn cho phép rẽ trái.
Khi hết thời gian cho phép rẽ trái mà xe đã vượt qua vạch dừng xe trên nhánh dẫn nhưng chưa vượt quá khu vực giới hạn bởi làn xe chờ rẽ trái trong nút giao thì phải dừng lại trong khu vực làn chờ
Nhóm vạch phân chia tim đường
Vạch phân chia tim đường dạng đơn, nét đứt: Vạch có độ rộng khoảng 15cm, chiều dài nét liền từ 1 – 3m sẽ đứt khúc một lần, khoảng đứt khúc dài 2 – 6m ( khoảng trống gấp đôi độ dài của nét liền).
Vạch phân chia tim đường dạng đơn, nét liền (không đứt khúc): Vạch có chiều rộng 15cm, chiều dài xuyên suốt đoạn đường được quy định.
Vạch phân chia tim đường dạng đôi, nét liền: 2 vạch chạy song song và có chiều rộng 15cm bằng nhau, khoảng cách giữa hai vạch khoảng từ 15 – 50cm.
Vạch phân chia tim đường dạng đôi, 1 nét liền và 1 nét đứt: 2 vạch chạy song song và có chiều rộng 15cm, khoảng cách giữa hai vạch khoảng 15 – 50cm. Vạch nét liền chạy dài suốt đoạn đường được quy định, vạch nét đứt có đoạn liền nhau dài 1 – 3m, khoảng đứt khúc dài từ 2 – 6m (gấp đôi đoạn liền nhau)
Vạch đôi xác định ranh giới giữa các làn đường (có thể chuyển hướng): Vạch có chiều rộng 15cm, khoảng cách giữa hai vạch từ 15 – 20cm, đoạn nét liền dài từ 1 – 2m, khoảng trống dài 3 – 6m (gấp 3 nét liền).
Nhóm vạch phân chia đường chạy một chiều (cùng chiều)
Vạch phân chia đường chạy cùng chiều dạng đơn, nét liền: Vạch có chiều rộng 15cm, chiều dài xuyên suốt đoạn đường được quy định.
Vạch phân chia đường chạy cùng chiều dạng đơn, nét đứt: Chiều rộng vạch 15cm, đoạn nét liền có chiều dài từ 1 – 3m, khoảng trống đứt khúc có chiều dài từ 3 – 6m (gấp 3 lần đoạn nét liền)
Vạch giới hạn làn đường ưu tiên, có nét liền hoặc nét đứt: Chiều rộng của vạch 30cm lớn hơn 15cm so với các vạch thường.
Nhóm vạch mép đường (giới hạn đường xe chạy)
Vạch mép đường dạng đơn, nét đứt: Có bề rộng từ 15cm – 20cm, đoạn nét liền chỉ 60cm, khoảng trống đoạn đứt khúc cũng chỉ 60cm.
Vạch mép đường dạng đơn, nét liền: Chiều rộng vạch từ 15 – 20cm.
News
Vụ học sinh Hoàng Thu Phố 1 ăn cơm chan mì tôm: B:ắ:t gi:am nguyên hiệu trưởng, bất ngờ số ti:ền đã chi:ế:m đ:o:ạt
Chiều 22/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lào Cai đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố, bắt bị can để tạm…
Chiều mai 24-10, bão Trami vào Biển Đông, có thể mạnh thêm giật cấp 15, hướng di chuyển thế nào?
Cơ quan khí tượng cho biết bão Trami sau khi vào Biển Đông sẽ tăng cấp, có thể mạnh cấp 12, giật cấp 15. Khu vực Trung…
Quang Linh lên vùng cao lấy vợ, cô dâu xinh như Hoa hậu, biết sự thật ai nấy ng:ã ng:ửa
Sở hữu ngoại hình sáng, tài sản khủng lại là Youtuber nổi tiếng,… Quang Linh Vlog là anh chàng độc thân trong mơ của nhiều cô gái. Tuy nhiên…
Tính từ 1/1/2025: Người đi xe máy mắc 2 LỖI DƯỚI ĐÂY sẽ bị ph:ạ:t 8 triệu đồng
Theo dự thảo mới nhất của Bộ Công an, có nhiều lỗi vi phạm mà người đi xe máy bị phạt cao nhất lên tới 8 triệu…
Bà tr:ù:m ‘Độc đạo’: Có 4 con làm bà ngoại ở tuổi 50 và nỗi x:ó:t x:a cát sê 40.000 đồng
Diễn viên Nguyệt Hằng – bà Mộc trong “Độc đạo” kể về thời gian khó có lúc muốn nghề vì cát-sê của cả hai vợ chồng chị…
Thủ môn Bùi Tiến Dũng tạo ra vụ l:ã:ng ph:í tiền tỷ chưa từng có
Thủ môn Bùi Tiến Dũng đang góp phần tạo ra câu chuyện kỳ lạ về tiền tỷ bị lãng phí. Trước khi tái hợp CLB TPHCM, thủ…
End of content
No more pages to load