×
×

Chính thức bãi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu TỪ 1/7, mức lương của người lao động bị ảnh hưởng thế nào?

Từ ngày 1/7/2025, Luật BHXH 2024 chính thức có hiệu lực, trong đó có thay đổi quan trọng là bỏ khái niệm “mức lương cơ sở” và thay bằng “mức tham chiếu” để làm căn cứ tính chế độ BHXH.

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 chính thức có hiệu lực, thay thế Luật BHXH năm 2014. Một trong những thay đổi quan trọng là bãi bỏ khái niệm “mức lương cơ sở” và thay bằng “mức tham chiếu” để làm căn cứ tính mức đóng và mức hưởng các chế độ BHXH.

Theo đó, mức lương cơ sở hiện hành 2,34 triệu đồng/tháng (quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP) sẽ không còn được sử dụng trong các quy định về BHXH. Thay vào đó, khái niệm “mức tham chiếu” được đưa vào, với bản chất là một mức tiền do Chính phủ quyết định, dùng làm căn cứ để tính đóng và hưởng các chế độ như: lương hưu, trợ cấp thai sản, trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau…

Theo khoản 13 Điều 141 Luật BHXH 2024, mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở tại thời điểm bãi bỏ, đồng thời sẽ được điều chỉnh định kỳ dựa trên các yếu tố kinh tế vĩ mô như chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tốc độ tăng trưởng GDP, khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.

Từ ngày mai, chính thức bãi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, mức lương có bị giảm?

Ảnh minh họa.

Việc thay thế mức lương cơ sở bằng mức tham chiếu được kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng trợ cấp danh nghĩa bị tụt hậu so với chi phí thực tế, đảm bảo giá trị thực chất của các chế độ BHXH. Đây là một phần trong nỗ lực cải cách hệ thống an sinh xã hội theo hướng linh hoạt, đa tầng và bền vững, đồng thời tạo động lực để người lao động tham gia BHXH lâu dài hơn.

Việc bãi bỏ mức lương cơ sở không làm giảm quyền lợi của người lao động. Luật đã quy định rõ: mức tham chiếu mới không được thấp hơn 2,34 triệu đồng/tháng – tức là không thấp hơn mức lương cơ sở hiện hành. Khi mức tham chiếu được điều chỉnh tăng, người lao động có thể hưởng chế độ BHXH cao hơn tương ứng.

Việc chuyển sang mức tham chiếu không chỉ đảm bảo quyền lợi mà còn phù hợp với thực tiễn kinh tế – xã hội, nhất là trong bối cảnh chi phí sinh hoạt liên tục biến động và dân số Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa nhanh.

Related Posts

Mẹ chú rể dấ-m d;/ẳng không n-ể na-ng gì: “Chắc cưới về để bấu víu vào nhà mình thôi”… Nhưng nào ngờ 10 phút sau bố mẹ nhà gái xuất hiện

Buổi lễ rước dâu diễn ra tại nhà gái. Cô dâu – Linh – là người kín tiếng, không hay khoe khoang gì về gia cảnh. Nhà…

Chị ơi, đừng lên chiếc xe hoa đó

Chị ơi, đừng lên chiếc xe hoa đó Cả xóm ai cũng bảo Hạnh may mắn. Lấy được người đàn ông giàu có, quyền lực, hơn chị…

Làm giàu không khó: Chi tiết vụ việc kế toán trường cấp 2 tha:m ô từ thu BHYT của 523 học sinh

Sau khi thu tiền bảo hiểm y tế của 523 học sinh Trường THCS Ngô Xá (Cẩm Khê, Phú Thọ), Trần Tuấn Phương không nộp cho 322…

Kế toán trường cấp 2 thu BHYT của 523 học sinh tổng cộn gần 500 triệu đồng, nhưng chỉ nộp 200 em, còn lại giữ tiêu xài

Sau khi thu tiền bảo hiểm y tế của 523 học sinh Trường THCS Ngô Xá (Cẩm Khê, Phú Thọ), Trần Tuấn Phương không nộp cho 322…

Kể từ 1/7/2025: Những việc công chức tuyệt đối không được làm, biết sớm tránh bị ph;;ạ;;t

Theo Luật mới, từ 1/7/2025, sẽ có những việc công chức tuyệt đối không được làm. Công chức là gì? Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ,…

Cả làng mỉ-a m;/ai chị gái nuôi đứa bé bị bỏ rơi ngoài chợ, ai dè 20 năm sau nó trở về trong làng không phải để trả ngh-ĩa mà là

Hai mươi năm trước, một đêm mưa gió, chị Tâm — phụ nữ ngoài 30, độc thân, sống bằng nghề bán rau — nhặt được một đứa…