×
×

CHÍNH THỨC: Hà Nội đưa ra QUYẾT ĐỊNH cho số phận tuyến buýt nhanh BRT

Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã thông tin về việc triển khai tuyến buýt nhanh BRT trong giai đoạn tới.

Hà Nội quyết định số phận tuyến buýt nhanh BRT

Tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã – Yên Nghĩa. Ảnh: Nhật Minh

Chiều 26.6, UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế – xã hội quý II/2024. Tại buổi họp báo, báo chí đặt câu hỏi về “số phận” của tuyến buýt nhanh BRT đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội.

Liên quan đến nội dung này, ông Đào Duy Phong – Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, theo quy hoạch GTVT của Hà Nội xác định các tuyến BRT là một trong những hình thức vận tải khối lượng lớn và quan trọng trong hệ thống vận tải hành khách Thủ đô, chiếm giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn vừa qua.

Để đảm bảo tiếp tục kế thừa, phát huy những quy hoạch cũ, thành phố đang rà soát lại và xác định trong giai đoạn tới tập trung quy hoạch 14 tuyến đường sắt đô thị. Thành phố xác định đây là nội dung quan trọng đối với vận tải hành khách trong giai đoạn tới.

Ông Đào Duy Phong cho biết, Sở GTVT sẽ tham mưu với UBND TP liên quan đến quy hoạch 14 tuyến vận tải hành khách đối với đường sắt đô thị.

“Riêng đối với các tuyến BRT có triển khai trong giai đoạn tới hay không thì sau khi quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị, Sở GTVT sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung này trong giai đoạn sau 2030 và những năm tiếp theo đối với các tuyến BRT trên địa bàn thành phố” – Phó Giám đốc Sở GTVT thông tin.

Tuyến xe buýt BRT Kim Mã – Yên Nghĩa được phê duyệt từ năm 2007 với tổng mức đầu tư 55 triệu USD, tương đương với 1.100 tỉ đồng. Tháng 12.2016, tuyến xe buýt dài 14,77km được đi vào hoạt động theo lộ trình Yên Nghĩa – Ba La – Lê Trọng Tấn – Tố Hữu – Lê Văn Lương – Láng Hạ – Giảng Võ.

Ngày 15.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023.

Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, do hạn chế hạ tầng, tuyến BRT Kim Mã – Yên Nghĩa sẽ được thay thế bằng tuyến đường sắt đô thị số 11 trong tương lai.

Cũng theo ông Tuấn, BRT là tiền đề để chuẩn bị cho đường sắt đô thị. Quy hoạch chung Thủ đô năm 2011 và quy hoạch giao thông vận tải năm 2016 thành phố có 8 tuyến BRT nhưng hiện nay mới làm được 1 và còn gặp nhiều hạn chế, bất cập.

Related Posts

Chuẩn bị bỏ giấy phép lái xe hạng B1, B2, tài xế muốn đi đổi bằng ĐỪNG QUÊN thực hiện thêm 2 bước sau nếu không muốn m:ất ti:ền o:a:n

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có đề cập đến việc bỏ giấy phép lái  xe hạng B1, B2, A1… Vậy những lái  xe đang sử…

D:ín:h vào đợt thanh tra kiểm định an toàn thứ 2, Toyota TẠM NGỪNG sản xuất hai mẫu xe C:Ự:C H:O:T

Toyota Motor Nhật Bản thông báo tạm ngừng sản xuất và giao hàng hai mẫu xe Grand Highlander và Lexus TX liên quan đến lỗi túi khí.Trước…

KIA Morning SX 14 năm tuổi gi:á chỉ ngang ngửa chiếc SH: Xe giá r:ẻ, phù hợp để đi lại trong phố

KIA Morning SX cũ, sản xuất từ năm 2010 hiện chỉ có giá khoảng 170 triệu đồng trên thị trường xe cũ. Mẫu xe này rất đáng…

Toyota tiếp tục bị thanh tra sau b:ê b:ối gi:an l:ận an toàn, lại mắc thêm l:ỗi gì nữa?

Trong khi các nhà sản xuất khác đều đã được xác nhận sản phẩm an toàn, riêng Toyota tiếp tục thuộc diện thanh tra và phải đình…

An Nhiên ấm ức, nghĩ đến chuyện “làm liều” trong Trạm cứu hộ trái tim

Theo hé lộ của dàn diễn viên, tập cuối phim “Trạm cứu hộ trái tim” sẽ kết thúc có hậu, Nghĩa và An Nhiên sẽ hoàn lương….

Trạm cứu hộ trái tim tập cuối: An Nhiên khóc nức nở, uất nghẹn khi nghe Nghĩa tuyên bố chuyện tài sản

Theo hé lộ của dàn diễn viên, tập cuối phim “Trạm cứu hộ trái tim” sẽ kết thúc có hậu, Nghĩa và An Nhiên sẽ hoàn lương….