(VTC News) –
Người tham gia giao thông hãi hùng khi thấy cảnh xe máy chở thép hoặc những mảnh tôn sắc bén và thực tế nhiều vụ tai nạn thương tâm xuất phát từ loại xe này.
Khoản 4 Điều 19 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT; xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá:
– Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
Như vậy, nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chở tôn thép vượt quá một trong các giới hạn trên thì bị coi là chở hàng cồng kềnh. Trên thực tế, các tấm tôn, cây thép chở trên đường thường; là những có kích thước rất lớn, thậm chí bị kéo lê trên đường; cho nên đây chính là hành vi chở hàng cồng kềnh theo quy định.
Nếu vượt quá quy định nêu trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính xếp hàng hóa trên xe; vượt quá giới hạn quy định. Mức phạt được căn cứ theo quy định tại điểm k, khoản 3, Điều 6, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác”.
Vậy hành vi đi xe máy chở tôn thép là hành vi chở hàng cồng kềnh sẽ bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng”.
Có thể thấy mức phạt trên còn khá khiêm tốn so với hệ lụy mà nó có thể gây ra trong thực tế khi nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc đã từng xảy ra liên quan trực tiếp đến loại xe này.
Gần đây nhất, ngày 12/1, tại Hà Nội, nam thanh niên 22 tuổi chết thương tâm sau khi va chạm với chiếc xe máy tự chế chở hơn 180 thanh sắt trên đường Trịnh Văn Bô (quận Nam Từ Liêm).