Lý do nhiều người chọn học bằng lái xe ô tô 4 chỗ?
Khoảng 5 năm trở lại đây, thị trường xe ô tô nước ta phát triển mạnh vì nhu cầu sử dụng xe ô tô đang dần phổ biến, đặc biệt là xe ô tô 4 chỗ. Một phần vì việc sử dụng xe ô tô có quá nhiều tiện lợi như tự do đi lại, đảm bảo an toàn và mục đích phục vụ công việc cá nhân.
- Tự do đi lại, không bị phụ thuộc: Nếu tự điều khiển xe ô tô để đi du lịch hay đi chơi xa cùng gia đình, bạn sẽ không phải đặt vé xe, vé tàu hay vé máy bay. Bạn có thể đi bất kỳ thời điểm nào, không cần phụ thuộc vào phương tiện khác. Điều này cũng giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí di chuyển hơn.
- Đi ô tô tiện lợi hơn đi xe máy: Tất nhiên là không ai có thể phủ nhận sự tiện lợi của ô tô so với xe máy. Đặc biệt là khi có điều kiện thời tiết xấu như quá nắng nóng, mưa to hay gió lớn,… thì lái xe ô tô vẫn tốt hơn lái xe máy.
- Phục vụ công việc: Sử dụng xe ô tô là một trong những lợi thế để thăng chức trong công việc. Khi bạn được công ty cấp ô tô hay đi gặp đối tác, công tác, hội họp,… thì đi ô tô sẽ giúp bạn đáp ứng nhu cầu của công việc tốt hơn, thuận lợi hơn.
Học lái xe ô tô 4 chỗ là bằng gì?
Đối với loại xe 4 chỗ ngồi, bằng lái xe có thể đáp ứng điều khiển loại xe này chính bằng hạng B1, bằng hạng B2 và bằng hạng C. Tuy nhiên, mỗi loại bằng hay giấy phép lái xe sẽ có giới hạn về loại xe được phép lái, quy định và một số điều kiện khác nhau.
Chính vì vậy, trước khi đăng ký học lái xe bạn cần tìm hiểu kỹ học lái xe ô tô 4 chỗ là bằng gì, chọn ra loại bằng phù hợp với mục đích sử dụng của mình.
Bằng lái xe ô tô B1
Bằng B1 là giấy phép lái xe ô tô được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bằng lái xe hạng B1 cho phép người lái điều khiển các loại xe ô tô số tự động từ 4-9 chỗ ngồi (đã tính cả tài xế) nhưng không được kinh doanh vận tải. Ngoài ra, bằng lái xe hạng B1 còn được lái các loại xe khác như ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn, ô tô dành cho người khuyết tật.
Vậy nên, bằng lái xe 4 chỗ hạng B1 chỉ để lái xe gia đình, xe ô tô của cá nhân chứ không được hành nghề lái xe như chạy taxi, chở hàng, xe dịch vụ,… Giấy phép lái xe hạng B1 sẽ có thời hạn đến khi người lái đủ 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam.
Bằng lái xe ô tô B2
Bằng B2 là loại bằng có nhiều điểm giống với bằng B1, làm nhiều người khó phân biệt. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, bằng lái xe ô tô 4 chỗ hạng B2 sẽ có những đặc điểm như sau:
Thực tế là bằng lái xe ô tô B2 có quyền hạn lớn hơn bằng B1. Bằng B2 là loại giấy phép lái xe cho phép người lái điều khiển xe số sàn và xe số tự động từ 4-9 chỗ ngồi (đã tính cả tài xế). Hơn nữa, bằng lái xe ô tô hạng B2 cho phép điều khiển xe ô tô chuyên dùng có trọng tải dưới 3,5 tấn và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Đặc biệt, bằng lái xe B2 cho phép người lái kinh doanh vận tải như lái taxi, chở hàng, lái xe dịch vụ,… Do đó, bạn có thể sử dụng bằng B2 để hành nghề lái xe. Giấy phép lái xe B2 có thời hạn là 10 năm, có hiệu lực kể từ ngày cấp. Sau 10 năm, bạn phải gia hạn bằng thì mới được tiếp tục sử dụng bằng lái xe hạng B2.
Bằng lái xe ô tô C
Bằng lái xe hạng C là loại bằng có quyền hạn sử dụng cao hơn bằng B1 và B2. Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, bằng C cho phép người sở hữu điều khiển các loại xe hạng nặng, cụ thể là:
- Ô tô tải, ô tô tải chuyên dụng có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên.
- Máy kéo kéo rơ mooc có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B, trong đó có cả B1 và B2.
Như vậy, nếu hỏi học lái xe ô tô 4 chỗ là bằng gì thì bạn cũng có thể chọn học bằng lái xe hạng C, áp dụng cho xe số sàn và xe số tự động. Tuy nhiên, người học bằng C thường có mục đích thương mại là chủ yếu. Bên cạnh đó, giấy phép lái xe hạng C có thời hạn là 5 năm, kể từ ngày cấp.
Học lái xe ô tô 4 chỗ có khó không?
Để học và lấy được bằng lái xe ô tô 4 chỗ, bạn phải trải qua bài thi lý thuyết và thực hành. Điều này về cơ bản sẽ tương tự với thi xe máy. Tuy nhiên, lái xe ô tô có lượng kiến thức rộng và phức tạp hơn cũng như đòi hỏi kỹ năng thực hành lái xe cao hơn. Nên học lái xe ô tô được đánh giá là khó.
Xét về phần thi lý thuyết, bạn phải học và ôn thi với bộ đề gồm 600 câu hỏi, trong đó có 100 câu hỏi điểm liệt có tính chất quyết định việc đậu bằng lái hay không. Khi làm bài thi lý thuyết, thí sinh phải làm đề xuất hiện 1-2 câu hỏi điểm liệt. Nếu như làm sai bất kỳ câu điểm liệt nào, bài thi sẽ bị đánh trượt. Đây là phần khó trong việc học lái xe ô tô.
Xét về phần thi thực hành, việc chấm điểm thi có độ chính xác ngày càng cao. Điều này được thực hiện bởi hệ thống chip cảm biến, trang bị vô cùng hiện đại. Chính vì vậy, thí sinh khi thi bằng lái ô tô 4 chỗ sẽ cảm thấy khó và áp lực. Đặc biệt, những phần thi được đánh giá rớt nhiều nhất chính là dừng xe và khởi hành ngang dốc, qua vệt bánh xe đường hẹp vuông góc, ghép ngang.
Từ những phân tích về bài thi lý thuyết và thực hành, bạn có thể thấy rằng học lái xe ô tô 4 chỗ được đánh giá là khó. Nhưng chính vì vậy, trình độ học viên được nâng cao hơn cũng như đảm bảo độ an toàn khi tham gia giao thông.
Nên học lái xe ô tô 4 chỗ bằng B1, B2 hay C?
Mỗi loại bằng có thể lái xe ô tô 4 chỗ ngồi sẽ phù hợp với đối tượng học, mục tiêu và điều kiện nhất định. Đó chính là lý do vì sao bạn phải tìm hiểu kỹ học lái xe ô tô 4 chỗ là bằng gì, loại bằng nào hợp với mình.
Thực tế thì bạn cần xem xét việc nên chọn học lái xe ô tô 4 chỗ là bằng hạng B1, bằng hạng B2 hay bằng hạng C dựa vào nhu cầu cá nhân đầu tiên. Nếu như chỉ có mục đích lái và sử dụng xe gia đình, xe cá nhân thì bạn chỉ cần đăng ký học bằng lái xe ô tô hạng B1. Ngoài ra, nữ giới thường chọn học lái xe ô tô 4 chỗ bằng B1 hơn phái nam. Bởi vì bằng B1 đủ điều kiện để lái xe ô tô 4 chỗ và kỳ thi cũng đơn giản hơn 2 loại bằng còn lại.
Nếu bạn là phái nam, có độ tuổi dưới 55 tuổi và thường xuyên thay đổi các loại xe thì bạn nên học bằng lái ô tô hạng B2. Trong trường hợp bạn có nhu cầu trở thành tài xế taxi, xe dịch vụ hay chở hàng thì bạn chỉ được học bằng B2 hoặc bằng C, không thể học bằng B1.
Đối với bằng lái xe hạng C, mọi người có thể vừa điều khiển xe của cá nhân vừa có thể sử dụng các loại xe tải nặng trên 3,5 tấn. Vậy nên, bằng lái xe hạng C phù hợp với những ai có nhu cầu thường xuyên chở hàng, chở đồ lớn, nặng hay kinh doanh các dịch vụ vận tải khác.
Dăng ký ngay khoá học lái xe ô tô, tư vấn miễn phí
Học phí học lái xe 4 chỗ là bao nhiêu?
Sau khi đã có câu trả lời rõ ràng thắc mắc học lái xe ô tô 4 chỗ là bằng gì, nhiều người đang tìm hiểu về khóa học lái xe có chi phí học là bao nhiêu đối với từng loại bằng. Từ đó, thí sinh có thể đưa ra quyết định học bằng lái có học phí phù hợp với điều kiện cá nhân.
Đối với các loại xe máy, lệ phí thi chưa đến 1.000.000 vnđ. Tuy nhiên, học lái xe ô tô 4 chỗ thường có học phí cao hơn vì học viên phải trải qua thời gian học lý thuyết và thực hành nhiều hơn. Hiện nay, chi phí trọn gói thi bằng lái xe ô tô 4 chỗ dao động khoảng 20.000.000 – 30.000.000 tùy khóa.
Cụ thể, đối với học bằng lái xe hạng B1 thì học phí khoảng 20.000.000 – 25.000.000 vnđ. Học và thi bằng hạng B2 có chi phí trung bình 22.000.000 – 30.000.000 vnđ. Học và thi bằng hạng C sẽ bao gồm chi phí từ 25.000.000 – 35.000.000 vnđ. Mức giá chỉ là mức giá tham khảo vì mỗi trung tâm lái xe sẽ có mức học phí chênh lệch, không giống nhau.
Học lái xe 4 chỗ mất bao lâu?
Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, các trung tâm đào tạo lái xe ô tô 4 chỗ ngồi sẽ phải mất từ 2,5 – 3 tháng để hoàn thành chương trình học và thi. Thí sinh thi bằng lái phải tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành để đảm bảo khối lượng kiến thức như quy định. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp kéo dài thời gian thi đến 3,5 – 4 tháng vì một số lý do cá nhân. Khi đó, trung tâm đào tạo bắt buộc phải báo cáo và có sự phê duyệt của Sở Giao thông vận tải.
Cụ thể, thời gian học lái xe 4 chỗ đối với bằng B1 là 2,5 tháng, thời gian học bằng B2 là 3 tháng và thời gian học bằng lái xe hạng C là 3,5 tháng. Sau khi kết thúc thời gian học, thí sinh được tiến hành làm bài thi tốt nghiệp. Đối với mỗi loại bằng sẽ có đề thi lý thuyết và thực hành khác nhau, thời gian làm bài thi cũng khác nhau.
Yêu cầu và điều kiện để học lái xe ô tô 4 chỗ
Để học và thi lái xe ô tô 4 chỗ mọi người cần phải đáp ứng những nhu cầu nhất định. Theo đó người học phải đảm bảo những vấn đề sau:
- Về tuổi tác: Người học phải đảm bảo đủ 18 tuổi trở lên mới được phép thi.
- Về sức khoẻ: Phải đáp ứng đủ các yêu cầu sức khỏe theo quy định của pháp luật như:
- Người có thị lực khi đeo kính đảm bảo phải từ 6/10 trở lên.
- Người không bị mắc các bệnh tâm thần.
- Người không bị mắc các tật về mắt.
- Người không bị các khuyết tật cụt ngón tay hay cụt bàn chân.
Chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện như trên mọi người có thể tham gia học cũng như thi sát hạch bằng lái ô tô 4 chỗ.
Kinh nghiệm và lời khuyên từ người đã có bằng lái xe ô tô 4 chỗ
Những người chưa học lái xe ô tô 4 chỗ hẳn sẽ khá lo lắng. Đặc biệt là thời gian trước khi bước vào kỳ sát hạch. Mọi người có thể tham khảo kinh nghiệm từ những người thi đậu trước để giữ vững tinh thần hơn:
- Bước vào kỳ thi mọi người nên giữ vững tinh thần, không cần phải quá hồi hộp. Hãy luôn nhắc nhở bản thân về việc không thi được hoàn toàn có thể thi lại để an tâm hơn.
- Luôn chú ý thắt dây an toàn để tránh bị trừ điểm.
- Thi lý thuyết luôn chú ý các mẹo được chia sẻ sẽ giúp bài thi dễ dàng hơn rất nhiều.
- Hãy chú ý đến trước giờ thi ít nhất 30 phút để chuẩn bị tốt nhất.
- Thi sát hạch thường vào buổi sáng hãy tranh thủ ăn uống, đảm bảo sức khoẻ trong suốt quá trình thi.
- Khi nhận xe hãy luôn điều chỉnh các bộ phận phù hợp với mình nhất rồi mới bắt đầu thi.
Chia sẻ kinh nghiệm thực tế lái xe
Khi đã có bằng ô tô 4 chỗ mọi người vẫn cần phải đảm bảo tuân thủ luật, lái xe an toàn. Dưới đây là một vài các kinh nghiệm thực tế lái xe mà các bác tài nên lưu ý, đặc biệt là với người mới lái xe:
- Khi lái xe đến các đoạn cua muốn tiến lên hãy bám vào phần đường bên ngoài. Và ngược lại nếu muốn cua hãy bám vào phần đường bên trong. Điều này được các bác tài chia sẻ là “tiến bám lưng, lùi bám bụng.”
- Lái xe hãy luôn chú ý quan sát đặc biệt đến các ngã tư, ngã ba, đoạn đường giao nhau. Luôn quan sát các hướng từ xa để có cách xử lý tình huống được tốt nhất.
- Khi mọi người điều khiển xe lên các đoạn dốc cao hãy nhớ kỹ, tiến lên dốc bằng số nào khi xuống dốc cũng xuống bằng số đó.
- Với những người mới lái xe khi đỗ hãy luôn chú ý kéo phanh tay và xoay vô lăng chỉnh lốp xe hợp lý.
- Bên cạnh đó khi lái xe, đặc biệt là với người mới hãy chú ý chủ động nhường đường để giúp việc lưu thông được dễ dàng hơn.
- Qua các tuyến đường hãy chú quan sát biển báo, đặc biệt là các biển báo về giới hạn tốc độ để đảm bảo không phải mất tiền, đóng phạt vì đi quá tốc độ.
- Tuyệt đối không được lái xe ô tô khi mọi người đã uống rượu bia.
Lời khuyên về an toàn và tiết kiệm nhiên liệu
Lái xe một trong những điều mà các bác tài quan tâm đó là sự an toàn và tiết kiệm nhiên liệu. Mọi người nên lưu ý một vài vấn đề sau để đảm bảo 2 yếu tố trên:
- Khi lái xe hãy chú ý điều chỉnh và duy trì tốc độ ổn định như vậy vừa đảm bảo an toàn lại tiết kiệm được nhiên liệu.
- Chú ý kiểm tra lốp xe thường xuyên, điều chỉnh áp suất đúng với loại lốp đang dùng.
- Khi lái xe hãy luôn thay dầu đúng thời gian, không để quá lâu cũng là cách giúp tiết kiệm nhiên liệu nói riêng và bảo vệ động cơ nói chung.
- Khi không cần thiết hãy tắt động cơ sẽ giúp mọi người tiết kiệm nhiều nhiên liệu.
- Khi lái xe đi xa hãy lên lịch trình trước. Hãy chú ý các điểm trên cùng cung đường để giúp việc di chuyển được dễ dàng, tiết kiệm thời gian và cả nhiên liệu cho xe.
- Khi gặp đèn giao thông hãy tuân theo quy tắc “3 giây xanh thì bỏ, 3 giây đỏ thì đi”. Khi thấy đèn xanh nếu chỉ còn 3 giây tốt nhất hãy giảm tốc độ và dừng xe. Khi thấy đèn đỏ nếu còn 3 giây có thể đi tiếp như bình thường để vượt qua.
- Ngoài ra để an toàn hãy chú ý tuân thủ đúng luật giao thông, lái xe tốc độ vừa phải, thà đi chậm còn hơn là nhanh một giây mà chậm cả đời.
Cách giữ gìn và duy trì kỹ năng lái xe sau khi có bằng
Nhiều người cho rằng cứ thi lấy được bằng ô tô 4 chỗ là đã có thể thoải mái sử dụng. Tuy nhiên trên thực tế mọi người vẫn cần phải rèn luyện và có các biện pháp để duy trì kỹ năng. Hãy chú ý một vài điều sau để sử dụng bằng lái ô tô một cách tốt nhất:
- Có rất nhiều lỗi dẫn đến tướt bằng lái hay giam bằng lái, do đó hãy luôn tuân thủ luật giao thông khi lái xe.
- Nếu không phải sử dụng ô tô nhiều hãy dành thời gian tập luyện, lái xe thư giãn để đảm bảo kỹ năng.
- Có thể lên kế hoạch cho những chuyến đi xa khi rảnh để giúp kỹ năng lái hoàn thiện hơn.
- Khi sử dụng các dịch vụ như grab, thuê tài xế hãy chú ý quan sát về kỹ năng lái xe, cách xử lý tình huống để ứng dụng khi cần thiết.
Lời kết
Nói chung, thắc mắc học lái xe ô tô 4 chỗ là bằng gì đã được giải đáp chính xác nhất ở bài viết trên. Qua bài viết, bạn có thể biết được loại bằng lái xe ô tô 4 chỗ phổ biến cũng như nên học lái bằng nào để hợp với nhu cầu cá nhân. Nếu thấy bài viết hay, hãy theo dõi chúng tôi để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác về học bằng lái xe ô tô nhé!