×

Khi nào nên dùng đèn kh:ẩn c:ấp trên ô tô? Dưới đây là câu trả lời

Nhiều lái xe vẫn thường sử dụng đèn khẩn cấp không hợp lý khi đi qua các ngã tư, vòng xuyến…vậy nên sử dụng đèn khẩn cấp như thế nào cho đúng?

Đèn khẩn cấp là gì?

Đèn khẩn cấp hay còn gọi là cảnh báo nguy hiểm. Đúng như tên, nó chỉ sử dụng trong các trường hợp cần cảnh báo nguy hiểm cho phương tiện khác.

Nút bật đèn khẩn cấp trên ô tô.

Nút bật đèn khẩn cấp trên ô tô.

Theo sách hướng dẫn sử dụng xe, đèn cảnh báo nguy hiểm nên luôn được sử dụng sử dụng khi xe gặp sự cố phải dừng/đỗ trên đường. Đèn sẽ báo cho các lái xe khác biết xe bạn là mối nguy hiểm giao thông, nhắc nhở họ chú ý quan sát, chủ động tránh để không xảy ra va chạm.

Đèn khẩn cấp thường được bố trí tại nơi dễ quan sát, kích thước lớn trên bảng táp-lô để tài xế dễ dàng sử dụng trong tình huống khẩn cấp.

Khi nào nên dùng đèn khẩn cấp trên ô tô?

Đèn khẩn cấp chỉ nên sử dụng khi xe gặp sự cố đang di chuyển hay phải đỗ trên đường, giúp các tài xế khác chú ý, chủ động tránh xe để không xảy ra va chạm. Bên cạnh đó, đèn khẩn cấp cũng có tác dụng thu hút sự chú ý và giúp đỡ của những lái xe hay người đi đường khác khi xe đang di chuyển mà gặp trục trặc.

Khi xe gặp sự cố, hỏng hóc, người điều khiển phương tiện có thể dừng đỗ bật đèn khẩn cấp ở những nơi có biển cấm mà không bị xử phạt. Tuy nhiên, với những trường hợp lợi dụng việc bật đèn khẩn để dừng đỗ trái phép sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, khi di chuyển trong thời tiết xấu như: mưa lớn, sương mù dày đặc sẽ làm tầm nhìn của lái xe bị hạn chế. Việc bật đèn khẩn cấp sẽ giúp các lái xe khác di chuyển chậm lại hoặc cân nhắc kỹ càng hơn khi có ý định vượt qua xe bạn.

Một trường hợp nữa cũng được khá nhiều người đồng tình khi sử dụng đèn khẩn cấp là việc lái xe di chuyển chậm qua khu vực có xảy ra tai nạn hoặc chở người đi cấp cứu.

Với những thông tin nêu trên, lái xe nên cân nhắc để sử dụng đúng những tính năng của đèn cảnh báo nguy hiểm.

Hiện nay, khi lưu thông trên đường, nhiều tài xế bật để đi thẳng qua ngã tư, vòng xuyến gây khó chịu cho người điều khiển các phương tiện khác. Thực tế, khi qua ngã tư, nếu không bật xi-nhan bên nào thì mặc định xe đi thẳng. Qua vòng xuyến cũng tương tự, rẽ bên nào, bật bên đó. Nếu đi thẳng qua vòng xuyến, luật không yêu cầu phải bật xi-nhan, nhưng nên sử dụng theo quy tắc “vào trái, ra phải” để an toàn hơn.

Trong cả hai trường hợp này, đèn khẩn cấp đều không nên sử dụng. Thậm chí nhiều người cho rằng, cách bật đèn này để thị uy với tài xế khác, muốn phóng nhanh cướp đường, gây nguy hiểm, hiểu nhầm cho tài xế từ cả hai phía.

Related Posts

Vì sao cô gái người Việt nhưng lại cổ vũ cho Thái Lan

“Trận đấu rất hấp dẫn. Chúc mừng đội tuyển Việt Nam. Họ chơi hay hơn hẳn Thái Lan ở chung kết lượt đi”, tài khoản Khairul Amir…

Vì sao Thái Lan muốn triệ/t h/ạ cầu thủ Xuân Son

Các hậu vệ Thái Lan liên tục theo kèm Nguyễn Xuân Son và sử dụng tiểu xảo với chân sút tuyển Việt Nam nhưng không thể ngăn…

Khánh Thi thắc mắc về Phương Oanh: ‘Mẹ bỉm sữa mới s;;in;;h 6 tháng sao có thể nhảy được?’ ch;;ê thẳng mặt 1 câu đ;ắ;ng ch;;á;t

Khánh Thi ngạc nhiên khi biết tin Phương Oanh tham gia Bước Nhảy Hoàn Vũ. Khánh Thi luôn thể hiện sự nhiệt huyết, hết mình khi đến với…

Chi 2 tỉ làm trạm sạc VinFast trên Tây Bắc, choáng váng khi nhận lại số tiền

Mỗi 1kW điện bán ra, V-Green thanh toán cho chủ đầu tư 750 đồng, đồng thời đảm bảo hoàn trả mọi chi phí nếu quyết định chấm…

Đổi tên hàng loạt ô tô điện: VinFast đang nhắm đến điều gì ?

Việc đổi tên hàng loạt sản phẩm không chỉ phản ánh sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh của VinFast mà còn cho thấy nỗ lực…

Xe ô tô giá từ 150 triệu đồng/chiếc sắp bán tại thị trường Việt Nam có gì đặc biệt?

Loạt xe ô tô điện cỡ nhỏ có giá bán hấp dẫn từ 150 triệu đồng nhưng vẫn sở hữu nhiều trang bị hiện đại hứa hẹn…