Hai chế độ lấy gió trong, gió ngoài trên hệ thống điều hòa ô tô có những tác dụng rất khác nhau, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng không khí, đảm bảo sức khoẻ mà còn giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Đa số các mẫu ô tô hiện này đều được trang bị 2 chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài, thường được hiển thị bởi một nút bấm hoặc cần gạt trên bảng điều khiển tap lô của xe. Rất nhiều người mới lái, thậm chí
Sự khác nhau của hai chế độ lấy gió
Giống như tên gọi, lấy gió ngoài là chế độ hệ thống điều hoà
Ưu điểm của chế độ lấy gió này đó là không khí trong xe luôn được thay đổi, giàu ô xy, giúp những người trên xe tỉnh táo, đỡ say xe hơn. Tuy nhiên chế độ này cũng có nhược điểm là nếu nguồn không khí bên ngoài không sạch thì trong xe sẽ rất mùi. Vào mùa hè, khi nhiệt độ không khí rất cao, việc lấy gió ngoài sẽ gây áp lực cho hệ thống điều hoà của xe.
Ngược lại, ở chế độ lấy gió trong, hệ thống điều hòa sẽ sử dụng chính nguồn không khí bên trong khoang lái, chạy qua lọc gió điều hoà và quay ngược trở lại các cửa gió. Hiểu một cách khác, không khí này sẽ được “tái sử dụng” liên tục bên trong xe.
Chế độ này thường được các lái xe sử dụng do có ưu điểm là tránh được không khí ô nhiễm và mùi khó chịu bị hút vào cabin. Ngoài ra, chế độ này cũng có khả năng làm mát nhanh hơn, giúp tiết kiệm nhiên liệu đáng kể, nhất là vào mùa hè. Tuy vậy, nếu lấy gió trong quá lâu, lượng ô xy trong cabin sẽ giảm sút, khiến những người trên xe dễ say, khó thở.
Khi nào nên lấy gió trong, khi nào lấy gió ngoài?
Theo các tài xế giàu kinh nghiệm, tùy vào điều kiện sử dụng môi trường bên ngoài, có thể sử dụng hai chế độ này một cách linh hoạt, cụ thể như sau:
– Lấy gió ngoài: Nên sử dụng ngay lúc khởi động xe để lấy khí tươi từ bên ngoài. Phù hợp khi lái xe với tốc độ khá cao, chở đông người, đi đường dài ngoài đô thị và những nơi có không khí trong lành, mát mẻ.
– Lấy gió trong: Phù hợp với mọi dải tốc độ, đặc biệt là đi trong thành phố. Nên dùng trong điều kiện nhiệt độ cao (mùa hè), chất lượng môi trường bên ngoài không tốt (ô nhiễm, có bụi, mùi,…) và khi đi dưới trời mưa để tránh hút ẩm vào cabin và kính lái.
Ở nhiều dòng xe đời mới có chế độ điều hoà tự động, khi đó hệ thống cảm biến của chiếc xe sẽ tự tính toán và đưa ra chế độ lấy gió phù hợp.
Tuy vậy, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên người dùng nên chủ động sử dụng kết hợp cả hai chế độ này để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Đồng thời chủ xe nên bảo dưỡng hệ thống điều hòa, thay lọc gió định kỳ và vệ sinh khoang nội thất, cửa gió để luôn có không khí sạch trong khoang lái.
Bạn có góc nhìn hoặc trải nghiệm gì về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
News
Tình hình hiện tại của nghệ sĩ Thương Tín
Khán giả mong nam nghệ sĩ sớm hồi phục sức khỏe, quay trở về với gia đình. Mới đây, mạng xã hội đã chia sẻ hình ảnh Thương Tín…
Những nguyên tắc s:ống c:òn khi lái xe gặp trời mưa bão, bước số 3 ĐỪNG BAO GIỜ QUÊN
Bật đèn pha cộng và đèn hazard, đi chậm hơn bình thường ít nhất 20%, không ham vượt hoặc chạy song song với xe khác,… là những…
MC Quyền Linh livestream nói về tin đồn n:ợ n:ần phải v:ay ngân hàng, để hai con gái bước chân vào showbiz kiếm ti:ền trả n:ợ cho cha, lẽ nào đây là lý do Lọ Lem không bất ngờ “quay xe” không đi du học nữa
Những chia sẻ của MC Quyền Linh trên livestream này đã nhận được sự quan tâm từ cư dân mạng. Mới đây, mạng xã hội lan truyền…
Diễn biến mới về dự báo bão tiếp theo của Philippines
Một trong 2 vùng áp thấp mới ngoài khơi Philippines vừa đi vào khu vực trách nhiệm của nước này, có khả năng phát triển thành bão….
Á hậu Phương Nhi hi:ế:m h:oi l:ộ diện sau nửa năm ở ẩn, hoá ra vì nhân vật này
Phương Nhi hiện tại vẫn toát ra khí chất “thần tiên tỷ tỷ”, thần sắc rạng rỡ sau khi lui về hậu trường. Từ lúc đăng quang…
23 xe ôtô dí:nh PH:Ạ:T NGUỘI
Công an Cao Bằng vừa công bố danh sách 23 xe bị phạt nguội. Trong số này, có nhiều xe mang biển số Hà Nội, Tuyên Quang, Hưng Yên……
End of content
No more pages to load