×

Khi sử dụng nước làm mát ô tô đừng quên những lưu ý sau, chủ gara không bao giờ muốn nói cho bạn biết

 

Nước làm mát ô tô được sử dụng để điều chỉnh nhiệt độ động cơ, vậy cần lưu ý những điều gì khi sử dụng?

Nước làm mát ô tô

 là gì?

Nước làm mát ô tô là dung dịch bao gồm nước cất và ethylene glycol làm mát cùng một số chất khác có công dụng hạn chế quá trình ăn mòn, chống bốc hơi…Đồng thời, dung dịch này có thể chống chọi được nhiệt độ thấp gây tình trạng đóng băng trong thời tiết mùa đông, tình trạng bị đông cứng sẽ không xảy ra nếu sử dụng đúng loại nước làm mát cho nhiệt độ môi trường dưới 0 độ C.

Động cơ được ví như “trái tim” của ô tô, thường được đặt bên trong khoang kín khí và thường xuyên phát sinh lượng nhiệt lớn trong khi vận hành. Chính vì vậy, nước làm mát được sử dụng để điều chỉnh nhiệt độ của động cơ, đồng thời làm giảm nguy cơ động cơ xe bị nóng quá mức, giãn nở các bộ phận gây kẹt trong lúc vận hành, có thể gây ra cháy nổ.

Nước làm mát ô tô là dung dịch giúp giảm nhiệt động cơ xe. (Ảnh minh họa)

Nước làm mát ô tô là dung dịch giúp giảm nhiệt động cơ xe. (Ảnh minh họa)

Cần lưu ý gì khi sử dụng nước làm mát ô tô?

Để đảm bảo rằng động cơ cùng các trang thiết bị được vận hành một cách bình thường ở nhiệt độ cho phép, chủ xe nên thường xuyên kiểm tra nước làm mát. Két chứa nước làm mát thường được đặt ở phía dưới nắp ca-pô, ngay bên trong khoang động cơ.

Các chủ xe phải đảm bảo rằng, lượng nước làm mát trong két luôn phải nằm ở mức cho phép, ở vị trí nằm giữa mức “Low” và “Full” hoặc “Min” và “Max”.

Mặt khác, trong quá trình vận hành, di chuyển, người điều khiển xe có thể theo dõi tình trạng của hệ thống làm mát động cơ bằng cụm đồng hồ kỹ thuật số. Trường hợp nếu kim đồng hồ ở mức C (Cool) thì nghĩa là nhiệt độ của khoang động cơ đang khá ổn định. Còn trong trường hợp kim đồng hồ ở ngưỡng H (Hot) thì người lái cần cân nhắc kiểm tra hệ thống làm mát và thực hiện thay thế hoặc bổ sung nước làm mát ô tô.

Đối với nước làm mát, đây là dung dịch có thể giải nhiệt cho động cơ ô tô nhưng lại là một hợp chất hóa học gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, khi thực hiện quá trình thay nước, chủ xe cần phải có thiết bị đựng nước làm mát cũ sau khi xả. Đồng thời nước làm mát cũ không được đổ xuống cống rãnh, thải trực tiếp ra môi trường mà phải được các đơn vị chuyên nghiệp thu gom, xử lý.

Trường hợp không có thời gian và sự chuẩn bị đầy đủ, chủ phương tiện nên chọn phương án thay nước làm mát ô tô tại các gara chuyên nghiệp. Ngoài ra, chủ xe có thể tự châm nước làm mát qua bình chứa phụ nếu kiểm tra thấy chưa thật sự cần thiết phải thay mới hoàn toàn.

Related Posts

Có phải đổi giấy phép lái xe cũ cấp trước 1/1/2025 sang loại mới không?

Theo Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định giấy phép lái xe (GPLX) được cấp trước ngày 1/1/2025 được tiếp…

Từ 1/1/2025, những trường hợp nào KHÔNG ĐƯỢC vượt xe?

Không được vượt xe trong trường hợp trên cầu hẹp có một làn đường; đường cong có tầm nhìn bị hạn chế; ở phần đường dành cho…

Mới chạy 9.000 km, Lexus RC 300 rao bán GIÁ C:Ự:C CH:OÁ:NG trên thị trường xe cũ

Một chiếc Lexus RC 300 đời 2019 với ODO chỉ 9.000 km theo thông tin từ người bán, hiện đang được rao bán lại trên thị trường…

Sau ô tô, VinFast gia hạn chính sách khuyến mãi cực kh;ủ;n;g lên tới 12 triệu cho xe máy điện, điều kiện đưa ra là gì?

Khách hàng mua xe máy điện VinFast thời điểm này sẽ được ưu đãi 3 triệu đồng áp dụng cho phương án thuê pin và tăng lên…

Không còn nghi ngờ gì, tỉnh rộng nhất miền Bắc này sẽ chính thức trở thành trung tâm sản xuất ô tô lớn của cả nước, nhờ 1 động thái của boss Vượng và VinFast

Dự án nhà máy sản xuất ô tô trên địa bàn sẽ góp phần đưa địa phương trở thành trung tâm sản xuất ô tô lớn nhất…

Túc tắc dừng đăng ký phương tiện sử dụng nhiên liệu xăng dầu, thời gian gần đến mức khiến nhiều người “á khẩu”

TP.HCM lên kế hoạch đến năm 2050 sẽ dừng cấp đăng ký mới với tất cả xe sử dụng nhiên liệu từ động cơ đốt trong. Chiều…