×
×

Làm thế nào để tránh đau lưng khi lái xe? Cứ áp dụng 3 mẹo sau

(VTC News) – 

Lái xe ngồi sai tư thế trong suốt một chặng đường dài có thể khiến người lái bị mệt mỏi, đau lưng, vậy phải làm thế nào để luôn thoải mái trong quá trình lái xe?

Nếu chỉ ngồi trong xe, khi phương tiện không di chuyển, chủ xe sẽ cảm thấy khá thoải mái. Tuy nhiên nếu trong quá trình xe di chuyển, người lái sẽ phải chịu nhiều loại lực tác động khác nhau, bao gồm sự tăng giảm tốc, sự rung động từ đầu đến chân, xe lắc lư từ bên này sang bên kia.

Vì thế, nếu ngồi sai tư thế khi lái xe, thiếu thời gian nghỉ ngơi trong các chuyến đi dài là một trong những nguyên nhân gây ra mệt mỏi, đau lưng khi cho tài xế.

Làm thế nào để tránh đau lưng khi lái xe? (Ảnh minh hoạ)

Làm thế nào để tránh đau lưng khi lái xe? (Ảnh minh hoạ)

Vậy làm thế nào để tránh đau lưng khi lái xe?

Điều chỉnh độ cao ghế ngồi

Độ cao ghế có ảnh hưởng lớn đến tầm nhìn và khả năng quan sát khi lái xe. Độ cao ghế khi được điều chỉnh hợp lý sẽ giúp người lái quan sát phía trước cũng như điều khiển xe dễ hơn, do đó có thể tránh gây đau mỏi vùng lưng, cổ cho tài xế.

Độ cao ghế phù hợp là khi người lái không cần phải vươn người lên cao để quan sát phía trước, tầm mắt ở tâm kính chắn gió, dầu và trần xe cách nhau một khoảng bàn tay.

Nâng ghế tới vị phù hợp giúp người lái có thể quan sát đầy đủ không gian bên ngoài xe, đồng thời giúp chân người lái thoải mái. Nếu trong trường hợp ghế không nâng lên được, người lái có thể sử dụng các loại đệm lót để có thể đảm bảo dáng ngồi thoải mái nhất trong quá trình lái xe.

Điều chỉnh độ nghiêng của ghế

Độ nghiêng của ghế là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến phần lưng và cổ người lái xe. Tư thế ngồi lái xe chuẩn là lưng ghế song song với cột vô lăng, tuỳ theo thời điểm và hoàn cảnh người lái có thể thay đổi ghế lái trong khoảng 95 – 110 độ.

Khi độ nghiêng của ghế được chỉnh phù hợp, người lái sẽ cảm thấy thoải mái khi cổ tay đặt ở điểm cao nhất trên vô lăng, trong khi vẫn giữ vững tư thế ngồi thẳng, lưng tỳ vào ghế tựa. Việc chỉnh ghế và tư thế ngồi như vậy sẽ giúp người lái ngồi thoải mái, tay quay vô lăng cũng nhẹ nhàng hơn.

Điều chỉnh khoảng cách ghế ngồi

Khoảng cách ngồi giữa ghế, vô lăng, chân phanh là yếu tố chính ảnh hưởng đến cảm giác thoải mái, sức khỏe và sự an toàn của người lái xe. Người lái nên điều chỉnh khoảng khoảng cách từ ghế ngồi đến vô lăng theo chiều dài chân, sải tay sao cho tư thế ngồi dựa hẳn cột sống vào lưng ghế, rồi điều chỉnh khoảng cách cho tới khi đầu gối hơi gập lúc đạp chân ga và chân phanh, điều chỉnh vai để hai tay hơi co khi cầm vô lăng chứ không duỗi thẳng.

Đa số các loại xe hiện nay phần ghế lái được thiết kế cân đối với phần chân ga, chân phanh, đối với những người mới lái xe khoảng cách hợp lý nhất giữa người lái và chân ga, chân phanh là khi phần đầu. gối hơi gập ở góc khoảng 120 độ.

Nếu ngồi quá xa hay quá gần sẽ tạo cảm giác khó thao tác và tăng khả năng tổn thương khi xảy ra va chạm. Đối với những xe số sàn thì người lái phải chỉnh làm sao cho khi đạp côn hết tầm thì chân vẫn còn chùng một đoạn, nếu chân chùng nhiều thì là đang ngồi quá gần vô lăng, nếu để ghế ở khoảng cách quá xa thì sẽ dẫn tới khả năng đạp côn không hết.

Related Posts

Thật không thể tin được, bãi bỏ 4hình với tội th;am ô, nh:ận h:ối l:ộ

 Với những hình phạt tử hình đã tuyên trước ngày 1/7 với người phạm 8 tội danh, trong đó có tội tham ô, nhận hối lộ, nếu…

QUÁ T;À/N NH/Ẫ;N: Cận cảnh dây chuyền “hô biến” dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người tại Công ty Nhật Minh Food

Các loại dầu ăn của Công ty Nhật Minh Food gắn nhãn hiệu Ofood Cooking Oil, Ofood được xác định là hàng kém chất lượng, hàng giả….

Tình hình đầy x-ót x-a tại Bắc Giang ngay lúc này

Sáng 22/6, một người dân ở xã Yên Định, huyện Sơn Động bị nước lũ cuốn trôi khi đang trên đường đi qua cầu bắc qua suối…

1 năm nhiều nước mắt với người dân Lục Ngạn – Bắc Giang

Sáng 22/6, một người dân ở xã Yên Định, huyện Sơn Động bị nước lũ cuốn trôi khi đang trên đường đi qua cầu bắc qua suối…

Con gái c-ãi tôi cưới cái thằng nghèo ki;/ết x;/ác, lễ ăn hỏi vừa mới xong, nhà trai đã lé-n bàn nhau ‘rước về để sai vặt’

“Lễ ăn hỏi vừa xong, nhà trai bàn nhau rước con tôi về để sai vặt – ai ngờ một cuộc gọi của nó khiến cả nhà…

Cứ thấy tôi phơi đồ là con nhà hàng xóm thò tay ném trộm xuống mương, tôi âm thầm gài 1 thứ vào áo

“Áo phơi vừa hứng nắng đã rơi xuống mương, đến khi tôi gài một thứ vào đó thì bố mẹ hàng xóm tự đến xin tha” Không…