Từ đầu năm đến nay, lượng xe được các ngân hàng rao bán tăng mạnh. Tuy nhiên, nhiều tài sản là ô tô đã hạ giá nhiều lần vẫn ế khách mua.
Thanh lý tài sản, đặc biệt là thanh lý xe ô tô đã qua sử dụng là hoạt động thường xuyên của các ngân hàng nhằm thu hồi nợ vay. Tuy nhiên, theo khảo sát của
Bên cạnh các mẫu xe của những thương hiệu quen thuộc như: Nissan, KIA, Toyota, Hyundai…, từ đầu năm đến nay, có gần 90 chiếc ôtô VinFast được các ngân hàng, chi cục thi hành án thực hiện bán đấu giá. Trong đó, đa số là dòng xe VinFast Lux A 2.0 được ngân hàng rao bán với giá trên dưới 500 triệu đồng.
Từ đầu năm đến nay, có gần 90 chiếc ôtô VinFast được các ngân hàng, chi cục thi hành án thực hiện bán đấu giá. (Ảnh minh hoạ) |
VPBank vừa thông báo đấu giá chiếc ôtô nhãn hiệu VinFast Lux A 2.0 màu trắng đã qua sử dụng, biển Nam Định đăng ký cuối năm 2020, giá khởi điểm 464 triệu đồng.
Ngân hàng này cũng đang rao bán một chiếc VinFast Lux A 2.0 màu xanh biển Ninh Bình với giá 473 triệu đồng. Hay 3 mẫu xe tương tự đăng ký biển tại các tỉnh, thành phố Hải Dương, Hà Nội và TP.HCM cũng đang được ngân hàng rao bán với giá khởi điểm lần lượt từ 465 triệu, 555 triệu và 578 triệu đồng.
Ngoài ra, VPBank còn rao bán chiếc xe điện VF 8 Plus màu đen, đăng ký lần đầu vào tháng 1/2023 với giá 870 triệu đồng.
Không chỉ VPBank, TPBank cũng thông báo đấu giá một xe ôtô nhãn hiệu VinFast Lux A màu đen biển Thanh Hóa đã qua sử dụng giá từ 500 triệu đồng.
Nhà băng này còn đang rao bán 5 chiếc ôtô VinFast Lux A 2.0 và Lux SA 2.0 khác, đều là xe đã qua sử dụng, với giá khởi điểm dao động trong khoảng 446-545 triệu đồng/chiếc.
Techcombank cũng là nhà băng rao bán nhiều mẫu xe xăng của VinFast để thu hồi nợ thời gian gần đây. Trong đó, nhà băng này đang rao bán chiếc VinFast Lux SA 2.0 Plus màu trắng, biển Hà Nội với giá 648 triệu đồng và chiếc Lux A 2.0 biển Quảng Ngãi với giá khởi điểm 522 triệu đồng.
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, cho biết việc ngân hàng rao bán tài sản là hoạt động bình thường của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc thanh lý tài sản không phải là chuyện dễ dàng do phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Theo đó, tài sản khó thanh lý do ngân hàng định giá tài sản quá cao, hay sự hao mòn tài sản qua thời gian cũng như sự giảm giá của thị trường quá lớn. Bên cạnh đó, ông Hiếu còn cho rằng nhiều khách hàng kiêng cữ việc mua tài sản của những người vỡ nợ, phá sản do sợ “vận đen”, kém may mắn khi sở hữu.