Những câu nói như “ninja cầm lái” hay “bán xăng cho phụ nữ là một tội ác” thường được đông đảo cánh tài xế mang ra giễu cợt mỗi khi nhìn thấy phái đẹp lái ô tô.

 

img 2954.jpgDưới đây là những thói quen trở thành “đặc sản” của nhiều chị em phụ nữ khi cầm lái trên đường dễ khiến cánh đàn ông ngán ngẩm và định kiến:


Lên xe là đi luôn, quên mở gương, hạ phanh tay

Phụ nữ thường không rành về kỹ thuật và cũng ít để ý đến các tính năng trên xe, do vậy nhiều người chỉ bước lên là khởi động đi ngay mà không quan sát xung quanh hay có động tác chỉnh gương, ghế,… cho phù hợp. Thậm chí, nhiều nữ tài xế đi cả cây số nhưng gương chiếu hậu vẫn đang đóng hoặc chưa hạ phanh tay mà vẫn không hay biết.

Theo các chuyên gia lái xe an toàn, các tài xế cần bỏ ngay thói quen ra xe là ngồi lên đi ngay. Thay vào đó, nên dành chút thời gian nhìn qua các bộ phận như lốp, gương, kính, chỉnh ghế, vô lăng, đeo dây an toàn,… rồi mới cho xe di chuyển.

Đi giày cao gót lái xe

Nhiều chị em đam mê thời trang thường diện những bộ đồ điệu đà cùng chiếc giày cao gót để tôn thêm vóc dáng cho mình. Tuy nhiên, việc đi giày cao gót để lái xe ô tô lại hết sức thiếu an toàn và tăng nguy cơ tai nạn.lai xe di giay cao got.jpegGiày cao gót khiến chị em khó xử lý trong những tình huống khẩn cấp.
 

Giày cao gót có mặt đế tiếp xúc rất nhỏ, hẹp khiến chân dễ trượt khỏi bàn đạp và sàn xe. Đôi gót dài có thể mắc kẹt vào thảm sàn làm vô hiệu hóa động tác của người lái. Hậu quả sẽ thật khó lường nếu đó là một tình huống phanh khẩn cấp. Ngoài ra, đi giày cao gót khiến tài xế luôn phải chúc mũi chân nên rất mỏi nếu đi đường dài. Do vậy, các nữ tài xế nên để sẵn một đôi giày thấp hoặc giày thể thao trên xe dành riêng khi ngồi sau vô-lăng điều khiển xe.

Trang phục bất tiện cho lái xe: Váy lòe xòe hoặc zip quá bó

Ngoài giày cao gót, phái đẹp cũng thường ăn vận những bộ đồ điệu đà như váy zip bó sát hoặc váy dài lòe xòe với có những phụ kiện vướng víu, ảnh hưởng lớn đến các thao tác lái xe. Vạt váy dài có thể vướng vào chân ga, chân phanh gây nguy hiểm khi điều khiển xe. Trong khi zip bó sát khiến tư thế ngồi lái sẽ không thoải mái.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, trang phục phù hợp nhất khi lái xe là những đồ có chất liệu co giãn tốt, không quá rộng nhưng không bị chật gây khó chịu khi đánh lái.

Vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại để “buôn chuyện”

Sử dụng điện thoại để “buôn chuyện” hay nhắn tin khi lái xe là một trong những nguyên nhân gây nên mất tập trung trên đường.

Để an toàn nhất khi lái xe, chị em hãy tạm quên những tin nhắn hay những dòng thông báo trên mạng xã hội. Đồng thời, nên học cách kết nối điện thoại với hệ thống âm thanh của xe để thoải mái gọi điện rảnh tay mà không cần rời tay khỏi vô lăng.

phu nu lai xe dung dien thoai.jpeg“Buôn chuyện” hay nhắn tin trên điện thoại khi lái xe là hành động rất nguy hiểm mà chị em phụ nữ hay mắc phải.
 

Bật xi-nhan kiểu “lườm rau, gắp thịt”

Xi-nhan trái nhưng lại rẽ phải hoặc ngược lại khiến các phương tiện phía sau phải “toát mồ hôi” hoặc ức chế. Không những vậy còn khiến chính mình bị đặt vào tình thế nguy hiểm.

Lỗi này thường do tài xế chưa làm quen được vị trí cần gạt xi-nhan, gạt nước. Ngoài ra, việc mất tập trung (nghe điện thoại, mải nghe nhạc, nói chuyện) cũng làm phân tâm suy nghĩ dẫn đến nhầm lẫn.

Không chú ý các cảnh báo trên xe

Đột nhiên, các ký hiệu trên táp-lô bật sáng là khi chiếc xe muốn truyền tải thông điệp nào đó đến người lái, tuy nhiên chúng lại thường bị các nữ tài xế bỏ qua hoặc không để ý đến. Đặc biệt, với những người phụ nữ không lái xe hàng ngày thì việc thuộc những kí hiệu cảnh báo trên xe là khó khăn.

Trên tap-lô, có những loại đèn cảnh báo rất khẩn cấp như cửa chưa đóng, phanh tay chưa hạ, tụt áp suất lốp, bình xăng cạn hay xe bị quá nhiệt,… Vì vậy, chị em khi lái xe cần hết sức lưu ý và xử lý ngay để đảm bảo an toàn.den canh bao toplo.jpegCó những cảnh báo trên tap-lô không thể bỏ qua, cần tài xế phải xử lý ngay.
 

Ít để ý đến biển báo, vạch kẻ đường

Nhiều chị em ra đường chưa hiểu hết ý nghĩa của các loại biển báo, vạch kẻ đường dẫn đến mắc phải các lỗi như đi sai làn đường, đi vào đường cấm, vượt quá tốc độ,… hoặc vô tư dừng đỗ giữa đường để… đi chợ.

Để khắc phục, không có cách nào khác phải tập trung quan sát và tự trau dồi cho mình những kiến thức về Luật Giao thông đường bộ, ý nghĩa các biển báo, vạch kẻ đường và tập trung quan sát khi cầm vô-lăng, vừa đảm bảo an toàn cho mình lại tránh được việc bị CSGT xử phạt gây “hao tiền tốn của”.