Độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường được xác định đối với nam từ đủ 60 tuổi 9 tháng, đối với nữ đủ 56 tuổi, tuy nhiên với nghề lái xe lại có quy định riêng.

Trả lời VTC News, chuyên gia Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Việt Nam cho biết, ở Việt Nam chưa có quy định riêng nào về tuổi nghỉ hưu của nghề lái xe, mà độ tuổi nghỉ hưu của các lại xe được thực hiện theo Luật lao động. Chỉ riêng lái xe có bằng hạng E sẽ có quy định riêng

Theo đó, tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

“Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035”.

Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ, nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:

Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại,nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do BộLao động – Thương binh và Xã hội ban hành và thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 từ đủ 15 năm trở lên.

Như vậy, lao động nam là công nhân lái xe vận tải từ 7 tấn trở lên thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và được phép nghỉ hưu từ đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ.

Trong khi đó, tại tại Điều 17 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BGTV hướng dẫn uổi nghỉ hưu nghề lái xe tuân theo quy định về thời hạn của giấy phép lái xe như sau:

Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (đối với nữ) và đủ 60 tuổi (đối với nam). Trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Đối với bằng lái xe hạng E: Do có quy định về độ tuổi tối đa mà người có giấy phép lái xe hạng E là đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ. Đây cũng có thể được xác định là độ tuổi nghỉ hưu của nghề lái xe này.

Đối với bằng lái xe hạng E: Do có quy định về độ tuổi tối đa mà người có giấy phép lái xe hạng E là đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ. Đây cũng có thể được xác định là độ tuổi nghỉ hưu của nghề lái xe này.

Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.

Theo quy định tại Điều 37 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BGTVT đổi giấy phép lái xe như sau: Người có giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khoẻ theo quy định, được xét đổi giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.

Hiện nay chưa có quy định cụ thể về tuổi nghỉ hưu nghề lái xe. Mà ta chỉ có thể suy luận gián tiếp từ 2 quy định trên.

Đối với bằng lái xe hạng A1, A2, A3 do giấy phép không có thời hạn nên không thể xác định được độ tuổi nghỉ hưu. Vì thế có thể áp dụng linh hoạt độ tuổi nghỉ hưu của Bộ luật lao động.

Đối với bằng lái xe hạng B1: Do giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam nên độ tuổi này cũng sẽ xác định là độ tuổi nghỉ hưu khi lái xe.

Đối với bằng lái xe hạng A4, B2: Do pháp luật không quy định độ tuổi được phép sử dụng như B1 mà chỉ quy định giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp cho nên không thể xác định được độ tuổi nghỉ hưu; nên có thể áp dụng linh hoạt độ tuổi nghỉ hưu của Bộ luật lao động.

Đối với bằng lái xe hạng C, D, FB2, FC, FD, FE: Do pháp luật không quy định độ tuổi được phép sử dụng như B1 mà chỉ quy định Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp nên không thể xác định được độ tuổi nghỉ hưu; nên có thể áp dụng linh hoạt độ tuổi nghỉ hưu của Bộ luật lao động.

Đối với bằng lái xe hạng E: “Do có quy định về độ tuổi tối đa mà người có giấy phép lái xe hạng E là đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ. Đây cũng có thể được xác định là độ tuổi nghỉ hưu của nghề lái xe này”, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Việt Nam nói.