Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có đề cập đến việc bỏ giấy phép lái xe hạng B1, B2, A1… Vậy những lái xe đang sử dụng những loại bằng này có phải đi đổi bằng?

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có đề cập đến việc bỏ giấy phép lái xe hạng B1, B2, A1… Vậy những lái xe đang sử dụng những loại bằng này có phải đi đổi bằng?

Một số loại giấy phép lái xe theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Theo Điều 39 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, giấy phép lái xe bao gồm các hạng sau đây:

+ Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 đến 175cm3 hoặc có động cơ có công suất định mức tương đương;

+ Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A2;

+ Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A2;

+ Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ của người lái xe); xe ô tô tải (kể cả ô tô tải chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế không vượt quá 3.500kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B2;


Một số loại giấy phép lái xe theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Một số loại giấy phép lái xe theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

+ Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải (kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế từ trên 3.500kg đến 7.500kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B;

+ Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải (kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1;

+ Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) từ 10 đến 30 chỗ; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C;

+ Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) trên 30 chỗ; xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D2;…

Bộ Công an cho biết, việc cấp GPLX theo hạng mới như trên sẽ được thực hiện đối với người cấp lần đầu và cho những GPLX thuộc các trường hợp cấp đổi, cấp lại.

Điều khoản chuyển tiếp sẽ quy định GPLX cấp trước khi luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng theo thời hạn và giá trị ghi trên GPLX.

Lái xe đang sử dụng những loại bằng B1, B2, A1… có phải đi đổi bằng?

Việc cấp GPLX theo hạng mới như trên sẽ được thực hiện đối với người cấp lần đầu và cho những GPLX thuộc các trường hợp cấp đổi, cấp lại.

Việc cấp GPLX theo hạng mới như trên sẽ được thực hiện đối với người cấp lần đầu và cho những GPLX thuộc các trường hợp cấp đổi, cấp lại.

Cũng tại Điều 39 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định về thời hạn của giấy phép lái xe. Cụ thể:

– Giấy phép lái xe hạng A2, A, A3 không thời hạn;

– Giấy phép lái xe hạng B có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp;

– Giấy phép lái xe hạng C1, C, D2, D, BE, C1E, CE, D2E, DE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.

Tại Điều 62 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ nêu rõ, giấy phép lái xe đã được cấp theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được tiếp tục sử dụng. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 43 của Luật này thì được đổi, cấp lại theo phân hạng mới. Cụ thể, Giấy phép lái xe được cấp lại thuộc một trong các trường hợp sau:

– Giấy phép lái xe hết thời hạn sử dụng;

– Giấy phép lái xe bị mất.

– Giấy phép lái xe bị hỏng hoặc sai lệch thông tin ghi trên giấy phép lái xe;

– Giấy phép lái xe của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam do cơ quan thẩm quyền của nước ngoài cấp, còn giá trị sử dụng;

– Giấy phép lái xe do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp mà người được cấp không còn làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.