×

“Tài gi:à” 20 năm chia sẻ “quy tắc 3 giây” giúp lái mới tránh được 90 hi:ể:m h:ọ:a, “biến ng:u:y thành an” chỉ trong tích tắc

Đi đường trường có “quy tắc 3 giây”, bám đuôi xe trước trong phố có mẹo nhìn lốp xe và đến đèn đỏ có khẩu quyết “3 giây xanh thì bỏ, 3 giây đỏ thì đi”,… là những kinh nghiệm giữ khoảng cách được các “tài già” truyền miệng cho nhau.

Theo anh Nguyễn Thanh Tùng – giảng viên đào tạo lái xe ô tô tại Hà Nội, các “tài già” thường đúc kết và truyền tai nhau rất nhiều những câu khẩu quyết, mẹo lái xe dễ nhớ, dễ thực hành. Trong đó, riêng về việc giữ khoảng cách, căn đường sao cho an toàn và đúng luật đã có rất nhiều kinh nghiệm đáng lưu ý.

Quy tắc 3 giây khi đi đường trường

Vị chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm “ôm vô lăng” cho rằng, giữ khoảng cách an toàn là yếu tố sống còn khi lái xe trên đường trường, đường cao tốc bởi khi đi với tốc độ cao, nếu không giữ đúng khoảng cách sẽ không có đủ thời gian để xử lý (phanh, đánh lái,…) khi gặp tình huống bất ngờ. 

khoang cach an toan 1076.jpeg
Khoảng cách an toàn giữa các xe được quy định tại Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT. Ảnh chụp màn hình
Về khoảng cách an toàn, tài xế có thể căn cứ trên biển báo được đặt trên từng tuyến đường hoặc dựa trên quy định tại Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2019. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhớ hết được những con số này và cũng khó xác định được khoảng cách chính xác với xe phía trước là bao nhiêu.

Để dễ căn khoảng cách với nhiều loại đường khác nhau, những tài xế giàu kinh nghiệm sử dụng “quy tắc 3 giây” để tự ước lượng với xe phía trước. Theo đó, nếu xe trước và xe sau cùng đi qua 1 mốc nào đó trên đường với khoảng thời gian cách nhau 3 giây là “vừa”, còn nếu ít hơn có nghĩa là khoảng cách giữa 2 xe đang quá gần. quy tac 3 giay.jpeg

Các tài xế giàu kinh nghiệm sẽ tự căn được khoảng cách an toàn nhờ “quy tắc 3 giây”. (Ảnh: Car and Driver)

Ví dụ như một phương tiện đang di chuyển với tốc độ 90km/h, tức là mỗi giây đi được 25m. Trong 3 giây, chiếc xe đó di chuyển được 75m. Đây là khoảng cách đủ an toàn để tài xế kịp xử lý, phanh và tránh va chạm xảy ra, đồng thời cũng khá tương đồng với khoảng cách được quy định tại Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT.

Mẹo căn khoảng cách với xe phía trước khi dừng trong phố

Khi phải dừng sau một xe khác trên đường như trường hợp tắc đường hay dừng chờ đèn đỏ, không nên để khoảng cách quá sát và cũng không quá xa xe phía trước. Theo các tài xế có kinh nghiệm, khoảng cách lý tưởng là khi bạn dừng phía sau vẫn có thể nhìn thấy phần đường trước đầu xe hoặc cả 2 lốp xe phía trước mà không bị khuất bởi nắp capo. can khoang cach.jpgTừ góc nhìn của tài xế, nếu hai bánh sau của xe phía trước đặt vừa vặn lên vạch kẻ phía trước nắp ca-pô thì khoảng cách giữa hai xe trong hình sẽ tương ứng với khoảng 2 mét. 

Khoảng cách này tương ứng là xấp xỉ 2 mét, đủ có không gian để lách khỏi xe phía trước trong trường hợp xe này vì một lý do nào đó không di chuyển được như thủng lốp, hỏng động cơ hoặc cấp cứu,… Việc giữ khoảng cách 2 mét cũng làm giảm khả năng xe của bạn va liên hoàn với xe phía trước nếu không may có một xe khác tông vào từ phía sau. Đồng thời cũng đủ gần để khó có phương tiện nào khác chen ngang vào giữa.

Ngược lại, nếu tài xế không thể nhìn thấy phần đường trước đầu xe hoặc cả 2 lốp sau của xe phía trước thì lúc này, xe của bạn đang ở quá gần với xe phía trước.

3 giây xanh thì bỏ, 3 giây đỏ thì đi

Theo anh Nguyễn Thanh Tùng, “3 giây xanh thì bỏ” có nghĩa là khi đang đi gần đến giao lộ có đèn giao thông, nếu xe của chúng ta chuẩn bị đến vạch dừng mà đèn xanh còn dưới 3 giây, tốt nhất nên giảm tốc độ và dừng lại để đảm bảo an toàn.

Trong trường hợp này, nếu cố tình nhấn ga đi tiếp, rất có thể xe của chúng ta sẽ bị chớm vào những giây đèn vàng hoặc đèn đỏ đầu tiên. Nguy hiểm hơn là nguy cơ va chạm với các phương tiện đến từ các hướng khác bởi thói quen “cướp” đèn xanh của nhiều lái xe. dung den do anh tc.jpegDừng đèn đỏ cũng cần kinh nghiệm. (Ảnh minh hoạ: T.C)

Còn “3 giây đỏ thì đi” không phải là chúng ta cho xe vượt đèn đỏ 3 giây như nhiều người vẫn nghĩ. Bản chất của câu nói này là khi đang dừng chờ đèn tín hiệu nên tập trung và sẵn sàng, khi đèn đỏ còn 3 giây thì nên bắt đầu bỏ phanh tay, vào số, nhả chân phanh (hoặc nhả côn với xe số sàn).

Thời gian 3 giây là vừa đủ để chúng ta chuẩn bị và bắt đầu di chuyển ở những giây đèn xanh đầu tiên, giúp tiết kiệm thời gian cũng như không làm cản trở các phương tiện phía sau.

Related Posts

CHÍNH THỨC: Từ 1/2025 người dân phải đáp ứng MỘT ĐIỀU KIỆN này mới được đi xe máy ra đường

Luật Trật tự an toàn giao thông và Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực đã có những quy định chặt chẽ khi tham gia giao…

Bên trong ngôi nhà vợ chồng Xuân Son đang sinh sống

Không gian sống của cầu thủ Nguyễn Xuân Son cùng vợ con ở Nam Định rất khang trang, rộng rãi và nằm trên ‘khu phố nhà giàu’…

Từ nay người đi bộ sang đường phải LƯU Ý 1 ĐIỀU nếu không sẽ bị CSGT ph:ạ:t lên tới 600 nghìn đồng

Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã như một lời nhắc nhở nghiêm khắc hơn bao giờ hết về việc tuân thủ các nguyên tắc khi tham gia giao thông….

Danh tính bà ‘trùm’ m:a t:óe 26 tuổi nổi tiếng xinh đẹp, ăn chơi ở Đà Nẵng

Hoa tạo vỏ bọc sang chảnh để trở thành “hot girl Đà thành” trên trang mạng xã hội Facebook rồi móc nối buôn ma túy. Theo báo…

Sau khi chuyển 80 triệu tặng XUÂN SON, Việt Hương đón nhận TIN VUI c:ực lớn trong sự nghiệp

Ngay khi biết tin bộ phim Chị Dâu vừa cán mốc doanh thu 100 tỷ đồng, khán giả đồng loạt để lại bình luận chúc mừng.   Mới…

Bất ngờ với sự lựa chọn của diễn viên Việt Anh

Mẫu đàn ông lý tưởng được Quỳnh Nga mô tả y chang nhận xét mà cô dành cho Việt Anh: đẹp trai, ga lăng, lịch thiệp… Quỳnh…