Uống rượu bia rồi dắt xe qua chốt CSGT, liệu có bị phạt vì vi phạm nồng độ cồn hay không? Đây là thắc mắc của nhiều người và dưới đây là câu trả lời.
Thời gian qua, lực lượng CSGT toàn quốc đẩy mạnh việc kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn. Theo Bộ Công an, việc này góp phần giảm các vụ tai nạn do rượu, bia; bước đầu hình thành văn hóa đã uống rượu, bia thì không lái xe.
Dắt xe đối phó với CSGT, vẫn có thể bị phạt?
Nhiều ý kiến băn khoăn rằng, người điều khiển xe máy uống rượu, bia khi thấy CSGT hoặc chốt kiểm tra nồng độ cồn thì xuống dắt xe đi bộ, nhằm tránh việc bị kiểm tra, xử lý.
Việc làm này có thể coi là hành vi đối phó với lực lượng chức năng hay không? Uống rượu, bia rồi dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn có bị xử phạt?
Trả lời vấn đề trên, Bộ Công an cho biết, khoản 6 điều 5 luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định nghiêm cấm hành vi “điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Nhiều người dắt xe qua chốt của CSGT để tránh bị phạt (Ảnh minh họa).
Cảnh sát giao thông TP.HCM có phạt nồng độ cồn với người đi xe đạp?
Cạnh đó, tại các điều 5, 6, 7 và 8 Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021) đã quy định cụ thể chế tài xử phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Nhiều tháng qua, lực lượng CSGT đã xử lý quyết liệt hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông, theo nguyên tắc “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
(Ảnh minh họa)
Về hành vi đối phó lực lượng chức năng bằng cách xuống xe, dắt bộ xe qua chốt kiểm soát nồng độ cồn, Bộ Công an khẳng định lực lượng CSGT sẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, xác minh làm rõ hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.
Bộ Công an khẳng định, lực lượng CSGT sẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để làm rõ hành vi, kể cả người vi phạm cố tình đối phó.