Để mua được một chiếc xe ô tô tại Việt Nam, ngoài số tiền mua ô tô người tiêu dùng lại phải đóng một số loại thuế khi mua và sử dụng chúng.
Một chiếc xe ô tô ở thị trường Việt Nam phải chịu những loại
Ví dụ: Giá một chiếc xe 5 chỗ 2,4L từ Mỹ nhập về Việt Nam là khoảng 400 triệu đồng (không bao gồm các loại phí vận chuyển), chúng ta có thể tính như sau:
Thuế suất nhập khẩu = 70%
Thuế nhập khẩu= 400 triệu Đồng x 70% = 280 triệu đồng
Giá sau thuế nhập khẩu = 400 triệu + 280 triệu Đồng = 680 triệu đồng
Thuế suất Tiêu thụ đặc biệt = 50%
Thuế tiêu thụ đặc biệt = 680 triệu đồng x 50% = 340 triệu Đồng
Giá sau thuế tiêu thụ đặc biệt = 680 triệu đồng + 340 triệu đồng = 1.020 triệu đồng
Thuế suất thuế GTGT = 10%
Thuế GTGT = 1.020 x 10% = 102 triệu đồng
Giá sau thuế GTGT = 1.020 triệu đồng + 102 triệu đồng = 1.122 triệu đồng
Như vậy nếu một chiếc xe 5 chỗ 2,4L từ Mỹ có giá khoảng 400 triệu đồng thì về tới Việt Nam sẽ là khoảng có giá ở khoảng 1.122 triệu đồng. (Ví dụ này chỉ mang tính minh hoạ về các loại thuế, phí khi nhập khẩu ô tô về Việt Nam)
Và cộng thêm một số phí liên quan nữa mới có thể lăn bánh. Tương tự đối với xe nội địa sẽ không tính thuế nhập khẩu vào giá thành của xe. Tuy nhiên, khi Việt Nam nhập khẩu ô tô từ thị trường được ưu đãi thuế sẽ có giá nhập khẩu thấp hơn so với ví dụ kể trên. Do đó, lượng ô tô nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia về Việt Nam luôn chiếm số lượng nhiều hàng tháng.
Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu linh kiện với xe lắp ráp trong nước (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 10 – 30%; hoặc thuế nhập khẩu nguyên chiếc (đơn vị nhập khẩu đóng, tính vào giá xe): 50 – 70% tùy loại.
Trong đó thuế nhập khẩu ô tô cũng được chia làm 2 khu vực tính thuế đó là trong ASEAN và ngoài khu vực.
Thuế nhập khẩu xe ô tô từ các nước ASEAN là 30%
Từ 1-1-2018, khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) được áp dụng thì thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN và Nghị định 126/2022 quy định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tại Việt Nam sẽ được giảm từ 30% xuống chỉ còn 0%, đây cũng là mức thuế nhập khẩu thấp nhất trong tất cả những loại thuế liên quan đến hàng nhập khẩu. Tuy nhiên việc giảm thuế này chỉ áp dụng với những loại xe ô tô có tỉ lệ nội địa hóa từ 40% trở lên.
Còn thuế nhập khẩu đối với những khu vực khác đến từ Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu từ 56% đến 74% giá trị xe.
Theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) (có hiệu lực từ ngày 1-8-2020), thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ các nước châu Âu sẽ có thể giảm xuống 0% sau khoảng 9 đến 10 năm. Cụ thể hơn: Đối với các loại ô tô chạy diesel với dung tích lớn hơn 2,5 lít hoặc xe chạy xăng với dung tích lớn hơn 3,0 lít, mức thuế này sẽ được giảm sau 9 năm. Đối với các loại xe khác, mức thuế sẽ giảm sau 10 năm.
Đối với các loại xe lắp ráp trong nước không phải chịu thuế này.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTTB) sẽ phụ thuộc vào dung tích xi lanh với mức thuế từ 35 – 150%. Đối với những dòng xe dưới 9 chỗ có dung tích xi lanh giảm từ 1.5L trở xuống, mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 35%, dòng xe có dung tích xi lanh từ 1.5L – 2L mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 40%, dòng xe có dung tích xi lanh từ 2.5L – 3L mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 60%.
Đối với xe ô tô điện, Quốc hội đã biểu quyết thông qua mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện chạy pin. Theo đó, từ ngày 1-3-2022 đến 28-2-2027, ô tô điện chạy bằng pin được sản xuất, lắp ráp trong nước loại chở người từ 9 chỗ trở xuống chỉ chịu mức thuế suất 3%; loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ chịu mức thuế suất 2%; loại chở người 16-24 chỗ chịu mức thuế suất 1%; loại vừa chở người vừa chở hàng chịu mức thuế suất 2%. Từ ngày 1/3/2027 mức thuế suất áp dụng mới là 11%.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế áp dụng cho tất cả các loại hàng hoá tại Việt Nam, không chỉ riêng ô tô. Thuế suất giá trị gia tăng là 10%, áp dụng cho tất cả các dòng xe, bao gồm cả xe điện.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp đóng và sẽ tính vào giá xe: 22%.
Bên cạnh đó một chiếc ô tô còn phải chịu thêm một số khoản phí như sau:
Phí đăng ký và phí lấy biển số xe
Theo Thông tư 229/2016 của Bộ Tài chính, lệ phí đăng ký biển số xe ô tô là 20.000.000 đồng (TP.HCM và Hà Nội); 1.000.000 đồng (các thành phố trực thuộc tỉnh, Trung Ương không phải Hà Nội và TP.HCM) và 200.000 đồng đối với các khu vực còn lại.
Phí trước bạ
Với các loại ô tô phí trước bạ phải đóng là 10 – 12 % (tuỳ thuộc vào tỉnh thành).
Còn đối với ô tô điện chạy pin, trong vòng 3 năm kể từ ngày 1-3-2022, nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 0%; trong vòng 2 năm tiếp theo, tức từ ngày 1-3-2025, nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu bằng 50% mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi.
Phí bảo hiểm dân sự
Theo quy định mới nhất hiện nay, mức phí để tham gia bảo hiểm ô tô bắt buộc (bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc) dao động từ 437.000 – 4.850.000 đồng. Ngoài ra, mức phí này sẽ có sự khác biệt giữa các loại xe cũng như phân biệt rõ xe ô tô của cá nhân, xe của doanh nghiệp, có đăng ký kinh doanh vận tải hoặc xe ô tô chở hàng.
Phí đăng kiểm
Phí đăng kiểm: 250.000 đồng – 570.000 đồng (tùy loại xe cho một lần đăng kiểm).
Phí bảo trì đường bộ
Với những dòng xe bán tải mức phí dành cho phí bảo trì đường bộ là 2.160.000 đồng/năm, xe dưới 9 chỗ là 1.560.000 đồng/năm, tất cả các loại xe khi hết thời hạn sẽ phải đóng tiếp.