×

Vì sao vô lăng tự trả lái khi vào cua?

(VTC News) – 

Khi xoay vô lăng, bánh xe sẽ chạy theo đường cong nhờ lực hướng tâm, sau đó cơ cấu sẽ tạo ra lực ly tâm để tự trả lái.

Cụ thể, khi di chuyển vào cua, lực hướng tâm sinh ra giúp xe chạy theo đường cong, sau đó, cơ cấu cải tiến của xe sẽ sinh ra lực ly tâm để tạo ra hiện tượng trả lái.

Vô lăng tự trả lái khi vào cua là hiện tượng phổ biến xảy ra khi xe di chuyển qua các khúc cua. Cơ chế thay đổi góc đặt bánh xe đằng sau hiện tượng này cũng là một cải tiến giúp cân bằng khả năng dẫn hướng và vào cua một cách chính xác, đem lại cảm giác tự tin, thoải mái hơn cho người lái.

Khi xoay vô lăng, bánh xe sẽ chạy theo đường cong nhờ lực hướng tâm, sau đó cơ cấu sẽ tạo ra lực ly tâm để tự trả lái. (Ảnh minh họa).

Khi xoay vô lăng, bánh xe sẽ chạy theo đường cong nhờ lực hướng tâm, sau đó cơ cấu sẽ tạo ra lực ly tâm để tự trả lái. (Ảnh minh họa).

Vô lăng tự trả lái khi vào cua là gì?

Vô lăng tự trả lái khi vào cua là hiện tượng phương tiện tự trả lái lại mà không cần ngoại lực gì tác động đến vô lăng và người lái xe không kìm vô lăng khi di chuyển qua các đoạn đường cong.

Để ô tô có thể chuyển hướng hay vào cua, phương tiện cần một lực hướng vào tâm quay của vòng cua. Lực này sẽ xuất hiện ở vùng tiếp xúc giữa mặt đường và bánh xe.

Hiện tượng vô lăng tự trả lái có diễn ra hay không tùy thuộc vào góc đặt bánh xe. Khi trục quay đứng được lắp đặt vuông góc với mặt đường, phương của trục quay này sẽ đi qua vùng tiếp xúc giữa mặt đường và bánh xe.

Đồng thời, phương trục quay đứng cũng vuông góc với phương của lực hướng tâm được sinh ra khi vào cua. Vì vậy, không có momen lực nào được sinh ra để dẫn hướng bánh xe về vị trí ban đầu.

Những thay đổi trên vô lăng được chuyển đến bánh xe thông qua cơ cấu thanh răng bánh răng. Điều này sẽ làm thay đổi hướng của bánh xe xung quanh một trục thẳng. Thực tế, trục lái được đặt hơi nghiêng để tạo thành góc caster.

Cụ thể, góc caster được xác định bởi đường thẳng qua tâm trục xoay đứng và đường thẳng vuông góc với mặt đường (nhìn ngang). Lúc này, phương của trục quay đứng không đi qua vùng tiếp xúc bánh xe và mặt đường nên không cắt phương của lực hướng tâm.

Từ đó, momen xoắn phục hồi được sinh ra khiến vô lăng tự trả lái khi vào cua. Như vậy, cơ chế trả lái của vô lăng hoạt động khá đơn giản khi chỉ cần một thay đổi nhỏ trong góc đặt bánh xe.

Hướng dẫn cách quay vô lăng khi vào cua an toàn

Khi ra vào cua hoặc ở các tình huống khẩn cấp, người điều khiển xe ô tô (kể cả ô tô điện) cần có kỹ thuật quay vô lăng đúng cách để đảm bảo an toàn vận hành.

Theo đó, người lái xe cần lưu ý các hướng dẫn kỹ thuật quay vô lăng sau:

Quay vô lăng với một tay

Người lái đặt tay ở vị trí cao nhất của vô lăng như bình thường. Tiếp theo, người dùng nới lỏng tay nắm và sử dụng lòng bàn tay để quay vô lăng xuống điểm thấp nhất sang bên phải.

Sau đó người điều khiển xe quay vô lăng theo hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay và chuyển sang cách nắm bình thường để quay vô lăng trở lại điểm cao nhất.

Quay vô lăng với một tay được đánh giá là khá phức tạp cho người lái mới. Vậy nên người lái cần thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn, đặc biệt cần thực hiện đồng thời các thao tác khác như bật đèn xi nhan, ra vào số, bật gạt nước…khi cần thiết.

Quay vô lăng bắt chéo tay

Để quay vô lăng bắt chéo tay, đầu tiên, người lái cần đặt tay trên vô lăng ở vị trí bình thường và bắt đầu quay cho đến khi tay trái chuẩn bị bắt chéo tay phải.

Kỹ thuật đánh lái ô tô kiểu bắt chéo hai tay. (Ảnh minh họa).

Kỹ thuật đánh lái ô tô kiểu bắt chéo hai tay. (Ảnh minh họa).

Lúc này, chủ xe buông tay trái và đưa tay trái bắt chéo lên phía trên. Tiếp đó, người lái xe tiếp tục quay vô lăng sau khi bắt chéo tay phải đến vị trí chuẩn bị bắt chéo tay trái trước đó.

Quá trình này diễn ra liên tục cho đến khi ô tô ôm hết được vòng cua và người lái đặt tay về vị trí như bình thường.

Quay vô lăng bắt chéo tay là tập hợp của các chuyển động tuần tự tiếp nhau nhằm giúp đánh lái góc lớn trong khoảng thời gian ngắn.

Với kỹ thuật này, những tay lái “cứng” có thể tính toán được góc quay vô lăng cần thiết nên dễ dàng chọn được vị trí nắm của hai tay sao cho hợp lý để vào cua mà không nhất thiết phải đặt tay ở vị trí chuẩn quy định. Kiểu đánh lái này rất phù hợp với tình huống cua gấp.

Bên cạnh việc đánh lái khi vào cua, chủ xe cũng cần trả lái thoát cua để xe được trở lại quỹ đạo ban đầu. Lúc này, người điều khiển xe cần xoay ngược vô lăng bằng đúng số vòng đã đánh lái vào cua trước đó.

Việc trả lái không nên diễn ra quá nhanh để đảm bảo kiểm soát vô lăng tốt hơn.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, người cầm lái cần lưu ý quan sát địa hình, giảm tốc độ trước khi vào cua để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.

Related Posts

Choá;;ng trước khối tài sản của thiếu gia Phan Hiển để lại cho các con

Phan Hiển thường xuyên nói những lời ngọt ngào với bà xã Khánh Thi, tiết lộ trái tim rung động ngay từ giây phút đầu tiên gặp…

Đêm t;;ân h;;ôn nghe tiếng gõ cửa 3 lần, thấy thứ luồn qua khe cửa tôi liền bỏ về nhà bố mẹ đẻ

Vào đêm tân hôn, vợ chồng tôi không ở lại căn hộ mới của mình, bởi căn hộ đó vẫn chưa hoàn thiện. Thay vào đó, chúng…

Quay xe gấp: Bất ngờ trước toàn bộ lời khai của chị vợ

Chị T. thừa nhận không có bằng chứng chứng minh mối quan hệ bất chính giữa chồng và chị N. nhưng khi phát hiện chồng đi chung…

MỚI NHẤT Vụ đ;;á;;n;;h gh;;e;n ở Cần Thơ: Lời khai b;ất ng;ờ từ người vợ chỉ nói ĐÚNG 1 CÂU cho;á;ng và sự thật phía sau

Chị T. thừa nhận không có bằng chứng chứng minh mối quan hệ bất chính giữa chồng và chị N. nhưng khi phát hiện chồng đi chung…

Diễn biến mới vụ nhân viên ngân hàng bị đ;;á;;nh g;h;;;e;;n ở Cần Thơ, “bé ba”có đối diện á;n ph;;ạ;;t nào không?

Nhóm người cầm mũ bảo hiểm đánh nữ nhân viên ngân hàng, trong đó có người vợ có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với…

Kết quả cuối cùng trong vụ đánh gh;;en tại Cần Thơ

Bà Hồ Ngọc Bích T. (ngụ TP Cần Thơ) thừa nhận không có bằng chứng chứng minh mối quan hệ bất chính, do ghen tuông, tức giận,…