Xe tay ga bị hụt ga là một hiện tượng khá phổ biến, nhất là khi xe đang tăng tốc, Điều này có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Xe tay ga bị hụt ga là gì?
Xe tay ga bị hụt ga là tình trạng người lái đang tăng tốc thì xe bị hụt hơi, chạy chậm dần và chững lại dù tay ga vẫn giữ nguyên. Sau đó, xe bị rồ ga lên.
Khi xảy ra sự cố này, bạn cần mang xe đi kiểm tra càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân, sửa chữa kịp thời.
Xe tay ga bị hụt hơi khi vận hành là một tình trạng khá phổ biến. (Ảnh minh họa).
Nguyên nhân và cách khắc phục xe tay ga bị hụt ga
Có rất nhiều nguyên nhân khiến xe tay ga bị hụt hơi. Khi sửa chữa, tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà sẽ có những cách khắc phục khác nhau.
Sử dụng xăng không tương thích
Đa phần các dòng xe tay ga đẹp hiện nay đều sử dụng động cơ chạy bằng xăng A95 với tỷ số nén cao hơn xăng A92. Tuy nhiên, còn khá nhiều người nhầm lẫn rằng đổ xăng xe loại nào cũng được hoặc do bất cẩn, tiết kiệm chi phí nên đổ xăng A92 cho động cơ chạy bằng xăng A95. Việc sử dụng xăng không tương thích với động cơ sẽ xe chạy bị ì, hụt hơi bất ngờ khi tăng tốc.
Cách khắc phục: Hãy sử dụng loại xăng phù hợp với động cơ xe. Ngoài ra, không nên đổ lẫn lộn 2 loại xăng với nhau, đồng thời lựa chọn các cây xăng uy tín để đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng xăng bị lẫn tạp chất.
Xăng không xuống được buồng đốt
Nguyên nhân khác khiến xe tay ga bị hụt ga là do xăng xuống buồng đốt không được hoặc không đều. Điều này khiến buồng đốt không đủ nhiên liệu, dẫn đến tình trạng xe hụt hơi khi đang di chuyển.
Cách khắc phục: Xăng không xuống được buồng đốt chủ yếu đến từ các vấn đề như kim xăng bị tắc, ống dẫn xăng bị bẩn…Biện pháp xử lý tốt nhất là mang xe ra trung tâm sửa chữa để vệ sinh kim phun xăng và bộ hòa chế để giúp xe chạy bình thường.
Côn bị mòn
Qua một thời gian sử dụng, côn sau xe máy thường bị mài mòn. Nếu không khắc phục kịp thời, tình trạng này sẽ khiến xe bị hụt hơi khi tăng ga, sau đó tiếp tục rồ ga lên.
Cách khắc phục: Mang xe máy tới các trung tâm sửa chữa để kiểm tra và thay côn mới.
Bugi bị bẩn
Bugi là bộ phận tạo ra các tia lửa điện cho quá trình đốt cháy xăng và đẩy piston giúp xe lăn bánh. Nếu trong quá trình sử dụng, bugi bị bám quá nhiều bụi bẩn, muội than… thì hệ thống đánh lửa sẽ hoạt động kém đi, nhiên liệu trong buồng đốt không cháy hết sẽ làm xe máy bị hụt ga, chết máy, xả khói đen…
Cách khắc phục: Vệ sinh bugi để loại bỏ hết bụi bẩn hoặc thay bugi mới.
Bộ chế hoà khí bị hỏng
Bộ chế hòa khí bị bám bẩn, hai vít xăng và gió bị chỉnh sai cũng là nguyên nhân khiến xe tay ga bị hụt ga, bởi vai trò của bộ chế hòa khí là giúp cung cấp nhiên liệu vào buồng đốt theo tỷ lệ nhất định. Nếu bộ phận này gặp bất kỳ trục trặc nào cũng đều ảnh hưởng đến quá trình cung cấp nhiên liệu, dẫn đến động cơ xe hoạt động yếu, xe dễ bị nóng máy, hụt ga, chết máy…
Cách khắc phục: Vệ sinh bộ chế hòa khí thường xuyên đồng thời chỉnh lại hai vít xăng và gió (nếu có sai lệch).
Lọc gió bị bẩn
Lọc gió có vai trò là làm sạch không khí trước khi đưa vào bộ chế hòa khí, từ đó làm tăng hiệu quả đốt cháy nhiên liệu. Lọc gió bị bẩn sẽ gây cản trở không khí vào động cơ, giảm tính năng của động cơ, khiến xe bị hao xăng và dễ hụt ga.
Cách khắc phục: Nên thay lọc gió định kỳ 10.000 km/lần. Trường hợp xe bị ngập nước hoặc đi nhiều trong môi trường bụi bẩn, bạn nên kiểm tra lọc gió xe máy định kỳ 2 tháng/lần.
Nồi xe bị xuống cấp
Các chi tiết bên trong bộ nồi xe xuống cấp cũng là tác nhân gây ra hiện tượng xe tay ga bị hụt ga, hao xăng và bị ì máy.
Cách khắc phục: Thường xuyên vệ sinh nồi xe tay ga để biết được tình trạng hiện tại bên trong xe.
Xu páp xe bị kênh
Khi xu páp xe bị kênh sẽ không thể đóng kín được, từ đó khiến xe dễ bị chết máy đột ngột và hụt hơi.
Cách khắc phục: Nên mang xe máy đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra. Kỹ thuật viên sẽ tháo bu-gi, đổ vào trong lỗ bu-gi một lượng nhớt vừa đủ rồi lắp lại như cũ, đề máy xe nổ lại để đưa chất bẩn ra ngoài.