×

Sau sáp nhập có 11 tỉnh thành được giữ nguyên, lý do vì sao?

Việc giữ lại 11 tỉnh thành và sắp xếp 52 tỉnh thành theo đề xuất của Bộ Nội vụ căn cứ theo các tiêu chí mà Bộ Chính trị đã xem xét, thống nhất.

Vì sao giữ nguyên 11 tỉnh thành khi sáp nhập? - Ảnh 1.

Huế là “điểm đến di sản” của du lịch Việt Nam được đề nghị giữ nguyên – Ảnh: NHẬT LINH

Các tiêu chí được tính đến khi sáp nhập tỉnh thành là về diện tích tự nhiên, quy mô dân số; về lịch sử, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, dân tộc; về địa kinh tế; về địa chính trị; về quốc phòng, an ninh.

Chú trọng các địa bàn trọng yếu

Trong đó, về tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số: Thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng với quy định tại nghị quyết 1211/2016 và nghị quyết 27/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, dân tộc: Đơn vị hành chính cấp tỉnh có yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc tương đồng, đảm bảo khối đoàn kết gắn bó của cộng đồng dân cư; giữ gìn và phát huy văn hóa, lịch sử, dân tộc mỗi địa phương.

Vì sao giữ nguyên 11 tỉnh thành khi sáp nhập? - Ảnh 2.

Về tiêu chí về địa kinh tế: Đơn vị hành chính cấp tỉnh có vị trí địa lý liền kề, điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bổ và tổ chức các không gian kinh tế, quy mô và trình độ phát triển kinh tế phù hợp nhằm đảm bảo phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung.

Về tiêu chí về địa chính trị: Cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy và chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân.

Về tiêu chí về quốc phòng an ninh: Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh bảo đảm quốc phòng an ninh, đặc biệt xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu.

Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ đề xuất có 11 đơn vị hành chính được giữ nguyên là: TP Hà Nội, TP Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

tỉnh thành - Ảnh 2.

(Theo Dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính do Bộ Nội vụ xây dựng)

Nên căn cứ từng trường hợp cụ thể

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Bùi Tất Thắng, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cho rằng mặc dù có những tiêu chí được thống nhất, nhưng khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh thì phải căn cứ vào những trường hợp cụ thể.

Trong đó yếu tố quan trọng nhất để giữ nguyên hay thực hiện sáp nhập một tỉnh thành là ngoài các yếu tố “cứng” như diện tích, dân số mà điều quan trọng là cần tạo nên không gian, đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực sẵn có của địa phương, phải liên kết và khai thác được các tiềm năng để thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh, hướng tới phát triển bền vững cho đất nước.

Với các TP trực thuộc trung ương, phương án hiện nay đang được đề xuất là giữ nguyên hai TP Hà Nội và Huế, còn lại 4 TP khác là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP.HCM sẽ thực hiện việc sắp xếp lại.

Theo ông Thắng, việc giữ nguyên Hà Nội và Huế sẽ phù hợp hơn, khi Hà Nội đã thực hiện việc mở rộng địa giới hành chính năm 2008 và sáp nhập Hà Tây, còn Huế vừa mới được công nhận là TP trực thuộc trung ương từ đầu năm nay.

Đối với các tỉnh thành khác, PGS.TS Thắng cho rằng việc giữ lại các tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thì có thể liên quan tiêu chí về quốc phòng, an ninh và diện tích, vị trí địa lý, quy mô kinh tế như tiêu chí chung mà Bộ Chính trị đã đưa ra.

Trong đó hầu hết các tỉnh trên đều có đường biên giới dài với các nước láng giềng, cũng có những địa phương có quy mô diện tích lớn và dân số rất đông như Thanh Hóa, Nghệ An.

Để sáp nhập không cào bằng, không hình thức

Việc giữ nguyên 11 tỉnh thành trong khi sắp xếp lại 52 đơn vị hành chính trên cả khía cạnh pháp lý, thực tiễn quản lý và định hướng cải cách hành chính có chọn lọc là quyết định có căn cứ, phản ánh đúng tinh thần “cải cách không cào bằng, không hình thức”.

Không phải cứ địa phương nào “nhỏ” về dân số hay diện tích cũng phải sáp nhập. Theo nghị quyết 1211/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sắp xếp đơn vị hành chính chỉ bắt buộc khi đồng thời không đạt 50% cả hai tiêu chí: diện tích và dân số.

Rà soát thực tế cho thấy đa phần các tỉnh được giữ nguyên đều có nhiều đơn vị hành chính đạt hoặc tiệm cận ngưỡng chuẩn. Các tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La có dân số thưa nhưng diện tích rộng lớn, địa hình phức tạp, khoảng cách địa lý xa giữa các xã.

Nếu sáp nhập chỉ vì thiếu dân số sẽ tạo ra những đơn vị hành chính quá rộng, khó quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cung cấp dịch vụ công và ổn định địa bàn.

Sáp nhập không chỉ là phép tính số học, mà phải đặt trong tổng thể các yếu tố chính trị, xã hội, quốc phòng và quy hoạch phát triển.

Ngoài ra, nhiều địa phương trong danh sách nói trên đã thực hiện sáp nhập ở các giai đoạn trước. Giữ nguyên bộ máy là cách giảm chi phí, giữ ổn định, không làm gián đoạn hoạt động của chính quyền cơ sở – một lựa chọn cải cách thận trọng nhưng hiệu quả.

Related Posts

T/Ộ/I CHỒNG T/Ộ/I: Công ty của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục lại gặp phiền toái, thêm sản phẩm có vấn đề?

Thông tin kẹo Kera là hàng giả được Cơ quan CSĐT khẳng định chưa hết hot thì hôm nay, loạt sản phẩm công ty Quang Linh Vlogs…

Ngồi cạnh một kiểu phụ nữ mà mình rất ch;:án gh:ét trên chuyến bay: Q:u:ê mùa, chen lấn, nói to, k:ém duyê:n nhưng không thể ngờ tôi dã nhận được bài học quý giá nhất cuộc đờ

Trên chuyến bay, tôi ngồi cạnh một kiểu phụ nữ mà mình rất chán ghét: Q:u:ê mùa, chen lấn, nói to, k:ém duyê:n nhưng không thể Tôi…

Khối tài sản kếch xù của Hoa hậu Thùy Tiên trước khi bị tạm hoãn xuất cảnh gây choá;;ng

Liên quan đến vụ kẹo rau củ Kera, Hoa hậu Thùy Tiên đã bị tạm hoãn xuất cảnh để phục vụ công tác xác minh, điều tra….

“Làm sao nó d;;ám lấy chồng khác? Nó không nghĩ đến mẹ chồng cũ của nó sao?”

Trời chiều hôm ấy tại thị trấn nhỏ yên bình, không khí dường như đặc quánh bởi những lời nói đầy giận dữ và tổn thương. Bà…

Biển c/ấ/m rẽ trái có còn c/ấ/m quay đầu không? 2025 rồi vẫn rất nhiều tài xế thắc mắc

Trước đây, theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 41:2012/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGTVT, đối với trường hợp đặt biển số P.123a “cấm rẽ trái”…

Triệu hồi hơn 44.000 chiếc Audi vì 1 nguy cơ h/ỏ/n/g h/ó/c khiến tài xế ‘m/ù thông tin’

Tập đoàn Volkswagen vừa ra lệnh triệu hồi hơn 44.000 xe Audi tại thị trường Mỹ do nguy cơ màn hình điều khiển trung tâm bị tắt…