Nhanh chóng hỗ trợ người dân đổi xe xăng từ ngày 1/7/2026

Theo chỉ thị mới của Thủ tướng, Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng trong khu vực vành đai 1 từ ngày 1/7/2026. Trước lộ trình này, chuyên gia cho rằng thành phố cần sớm có chính sách hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi phương tiện.

Ngày 12/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành chỉ thị về các nhiệm vụ cấp bách nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

Chỉ thị yêu cầu Hà Nội triển khai các giải pháp để từ ngày 1/7/2026, không còn xe máy dùng nhiên liệu hóa thạch (xe xăng) lưu thông trong khu vực vành đai 1.

Lộ trình tiếp theo được đặt ra như sau: Từ 1/1/2028 sẽ hạn chế ô tô cá nhân dùng nhiên liệu hóa thạch trong vành đai 1 và vành đai 2; Đến năm 2030, áp dụng quy định trên với toàn bộ phương tiện cá nhân dùng nhiên liệu hóa thạch trong phạm vi vành đai 3.

Trước đó, Hà Nội cũng đã có nghị quyết về việc thí điểm vùng phát thải thấp (LEZ) tại một số khu vực thuộc quận Hoàn Kiếm và Ba Đình (cũ) từ năm 2025. W-3adbe4eb 0cf2 4e78 9ea6 632656bfc291.jpegThủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào khu vực vành đai 1 từ tháng 7/2026. Ảnh: N. Huyền 
“Cần chính sách hỗ trợ người dân”

Trao đổi với VietNamNet, TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, đánh giá đây là một quyết tâm cần thiết của Chính phủ nhằm giảm ô nhiễm.

“Với chỉ thị này, toàn bộ khu vực bên trong vành đai 1 có thể được coi là vùng phát thải thấp”, ông Tùng nhận định.

Tuy nhiên, ông Tùng cho rằng thời gian từ nay đến 1/7/2026 không còn nhiều. Do đó, Hà Nội phải khẩn trương hành động, đẩy mạnh tuyên truyền và đặc biệt là tính toán phương án hỗ trợ người dân.

“Tôi nghĩ sẽ có tới hàng triệu xe máy phải chuyển đổi. Với số lượng lớn như vậy, chính quyền thành phố phải tính đến việc hỗ trợ người dân như thế nào?”, ông Tùng đặt vấn đề.

Ông nhấn mạnh, bên cạnh các chương trình đổi xe của doanh nghiệp, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân.

Chuyên gia cũng lưu ý Hà Nội cần khẩn trương quy hoạch, lắp đặt các trạm sạc công cộng để đáp ứng nhu cầu và bảo đảm an toàn.

Song song đó, việc phát triển mạnh mẽ hệ thống giao thông công cộng như metro, xe buýt điện là giải pháp căn cơ để giảm ô nhiễm và khuyến khích người dân từ bỏ phương tiện cá nhân.

Related Posts

Hà Nội sẽ c:ấ:m xe máy chạy xăng ở những TUYẾN PHỐ nào? Đã có thông tin chính thức

 Xe máy chạy bằng xăng, dầu sẽ bị cấm tại nhiều khu vực trung tâm, vùng lõi của Hà Nội từ ngày 1/7/2026. Thủ tướng Phạm Minh…

Dù y/ê/u nhau lâu đến đâu, các cặp đôi TUY;ỆT ĐỐI không nên tắm chung với bạn trai, nghe đến lý do mà gi/ậ/t m/ì/nh, phụ nữ nên tự thương lấy mình

Việc tắm chung làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nam và nữ giới. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết. Hành động “tắm chung” có thể…

Từ ngày mai (15/7), ngân hàng BIDV sẽ dừng mọi giao dịch với tài khoản này

Khách hàng bắt buộc phải sử dụng tài khoản rút gọn (tài khoản có độ dài từ 3-8 và 10 số) thay thế cho tài khoản có…

Chân gà không rõ nguồn gốc sau khi được ‘tắm’ hó-a chấ-t

Chân gà không rõ nguồn gốc sau khi được ‘tắm’ hương liệu trở thành những món ăn đặc sản vỉa hè hút khách. Chân gà không rõ…

Đúng quý V/2025, ai đi trên vành đai 1 LƯU Ý, đã có quyết định c:ấ:m 2 thứ

Đó là gì? Theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, thì…

Ôi chân gà Thanh Hoá… oẹ

Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra và tạm giữ 13 tấn chân gà tại một kho đông lạnh ở phường Sầm Sơn do…