×

Cái giá của MC Hoàng Linh khi quảng cáo sữa giả

MC Hoàng Linh đã bị áp dụng hình thức xử phạt với tổng số tiền phạt là 107,5 triệu đồng do quảng cáo sữa giả.

Ngày 10/7, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 312/QĐ-XPHC đối với bà Nguyễn Hoàng Linh (BTV- MC Hoàng Linh) do có sai phạm trong hoạt động quảng cáo vì: Quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng HIUP 27 gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm đã được công bố; Quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng Hiup 27 không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định tại Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng Hiup 27 sử dụng tên của bác sĩ.

MC Hoàng Linh đã bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền với tổng số tiền phạt là 107,5 triệu đồng. Ngoài ra, Hoàng Linh còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do thực hiện các hành vi nêu trên là buộc tháo gỡ, xóa quảng cáo và buộc cải chính thông tin. hoanglinh.jpgBTV Hoàng Linh trong video quảng cáo sữa Cilonmum.
Giữa tháng 4, diễn viên Doãn Quốc Đam, BTV Hoàng Linh bị cộng đồng mạng réo tên vì xuất hiện trong video quảng cáo Cilonmum – sản phẩm nằm trong đường dây 573 nhãn hiệu sữa giả. Doãn Quốc Đam quảng cáo Cilonmum Colos IQ Grow 24h và nhanh chóng đính chính sau vài ngày sự việc nổ ra.

Trái ngược với Doãn Quốc Đam, đến nay Hoàng Linh vẫn giữ im lặng. Cô từng xuất hiện trong quảng cáo cho nhiều loại sữa khác nhau của Cilonmum, có thể kể đến như: Cilonmum Colos Baby 24h, Cilonmum Colos Pedia 24h, Cilonmum Pedia Goat Colostrum 24h…

Trước đó, BTV Quang Minh, Vân Hugo cũng bị Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử xử phạt vi phạm hành chính lần lượt 37,5 triệu và 70 triệu đồng.

Hiện nay có tình trạng các KOL (người nổi tiếng), trong đó có không ít người đang là biên tập viên, nhà báo hoặc cộng tác viên thường xuất hiện trên sóng phát thanh, truyền hình nhận quảng cáo thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và vi phạm các quy của pháp luật về quảng cáo (quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về chất lượng, giá, công dụng… của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố…). Nguyên nhân của tình trạng trên là do người quảng cáo thiếu kiến thức cơ bản về quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ, nhất là thực phẩm, thuốc, dịch khám chữa bệnh – có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người hoặc không tìm hiểu kỹ về sản phẩm mình quảng cáo.

Vì vậy, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử khuyến cáo người quảng cáo cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm, kiểm tra thành phần, công dụng, tài liệu liên quan đến sản phẩm, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, tránh quảng cáo thổi phồng, công dụng sản phẩm, bất chấp để đạt lợi nhuận, doanh số.

Related Posts

C/ấ/m xe xăng sắp triển khai – đây là 5 thủ tục người dân cần biết để nhận hỗ trợ

Hà Nội sẽ nghiên cứu tình trạng cấm xe máy an toàn vào đường vành đai 1 từ ngày 1-7-2026, theo chỉ thị số 20 của Thủ…

Cập nhật sáng hôm nay: Giá xăng RON-95 giảm mạnh, về mốc dễ thở nhưng RON-92 thì s/ố/c

Giá xăng dầu thế giới tiếp đà giảm do lo ngại nguồn cầu từ Trung Quốc và sự mạnh lên của đồng USD. Giá dầu thế giới…

‘Mày không xứng với con tao” – mẹ chồng g//ào lên xé giấy h//ôn th//ú ngay giữa đám cưới

Dưới ánh đèn lấp lánh của một hôn lễ được chuẩn bị công phu, không khí lẽ ra phải tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Những…

Kiểm tra xe máy bị hỏ/ng của vợ, người chồng phát hiện 1 vật khiến anh phải gọi cảnh sát ngay lập tức…

Tại một khu phố nhỏ ở ngoại ô TP.HCM, Minh và Lan là một cặp vợ chồng trẻ, sống bình dị nhưng hạnh phúc. Minh làm kỹ…

Chuyên gia đề xuất “mua xe điện nửa giá”, áp dụng cho tất cả người dân

Chuyên gia cho rằng cần sớm có giải pháp hỗ trợ người dân chuyển đổi sang xe điện khi thực hiện cấm xe máy xăng vào Vành đai 1…

Người dân cần làm ngay việc này để mua xe điện dưới 30 triệu đồng, thủ tục cực nhanh gọn trước khi c/ấ/m xe xăng

Với ngân sách dưới 30 triệu đồng, người dùng Việt có đa dạng lựa chọn xe máy điện từ VinFast, Yadea hay Honda. Tại Chỉ thị 20…