×

Người trong hội đồng lên tiếng về tra.nh c.ãi danh hiệu NSND của Quang Tèo, trả lời thẳng thắn về vấn đề mua giải còn ‘s.ố.c’ hơn

Trước những tranh cãi xung quanh việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, NSND Khải Hưng người từng là thành viên ở nhiều hội đồng tham gia xét tặng đã có cuộc trả lời phỏng vấn với báo Lao động. 

NSND Khải Hưng: Tranh cãi xét tặng danh hiệu khiến NSND như tôi cảm thấy chạnh lòng
NSND Khải Hưng. Ảnh: VFC

Mỗi mùa xét tặng danh hiệu NSND – NSƯT đều kéo theo muôn chiều tranh cãi xung quanh việc ai xứng đáng, ai không xứng đáng và những bất cập trong xét tặng. Từng là thành viên ở nhiều hội đồng tham gia xét tặng, cá nhân ông có khi nào cảm thấy áp lực vì tranh cãi?

– Tôi chưa bao giờ thấy áp lực. Mọi tiêu chí về xét tặng danh hiệu cho nghệ sĩ đều có quy định, đều có điều luật cụ thể rõ ràng. Có định tính, định lượng. Ai xứng đáng, ai đủ tiêu chuẩn theo quy định, chúng tôi sẽ bỏ phiếu để xét tặng danh hiệu cho họ. Cứ việc đúng mình làm, sẽ không phải chịu áp lực nào cả.

Gần nhất, việc nhiều nghệ sĩ trượt NSND đã gây ồn ào dư luận. Trong đó, có thông tin NSƯT Quang Tèo (Tiến Quang) trượt NSND vì thiếu 1 phiếu bầu. Thiếu 1 phiếu bầu ở Hội đồng cấp Nhà nước (gồm 15 ủy viên) có nghĩa, hồ sơ đã vượt hơn 93% nhưng vẫn bị đánh trượt, đây liệu có phải là trường hợp làm sai quy định không, theo ông?

– Tôi nghĩ đó là thông tin không chính xác. Các hội đồng đều bỏ phiếu kín, không ai biết được số phiếu “đồng ý” và “không đồng ý” là bao nhiêu. Nếu chỉ 1 phiếu không bầu, sẽ không bao giờ trượt.

Lần này, thực hiện Nghị định số 89/2014/NĐ-CP bổ sung, sửa đổi, theo đó hồ sơ đạt 80% phiếu bầu đồng ý là đạt. Với Hội đồng cấp Nhà nước gồm 15 ủy viên, phải có 3 người không đồng ý, hồ sơ mới trượt.

Tôi đã có nhiều năm được “điều động” ngồi ở nhiều Hội đồng khác nhau trong việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ, từ Hội đồng cơ sở, Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước, đến Hội đồng Nhà nước.

Tôi đã nghe nhiều chiều tranh cãi, trong đó cũng có ý kiến đúng, có ý kiến chưa đúng, và có nhiều thông tin nhiễu loạn, bị dư luận làm cho sai lệch đi rất nhiều.

Trước đây, việc xét tặng dựa trên thành tích cá nhân, sự lan tỏa về danh tiếng của nghệ sĩ. Nhưng điều đó rất vô cùng, khó định lượng. Đến năm 2002, Vụ Thi đua Khen thưởng đã đưa ra những quy định, tiêu chuẩn, định tính, định lượng rất rõ ràng trong việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ.

Quy định cũng được bổ sung, sửa đổi sau khi lắng nghe dư luận, tôi cho rằng, cơ chế rất cởi mở và rất tạo điều kiện cho nghệ sĩ.

NSND Khải Hưng. Ảnh: Facebook nhân vật

NSND Khải Hưng. Ảnh: Facebook nhân vật

Số đông nghệ sĩ lại cho rằng, họ cống hiến cả đời, tài năng thế nào, danh tiếng ra sao, ai cũng biết đến. Vậy tại sao còn yêu cầu nghệ sĩ phải làm hồ sơ “xin” danh hiệu. Góc nhìn của ông về việc này?

-Tôi nghĩ, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu chỉ giống như một thủ tục khai báo. Không ai có thể nắm rõ được tất cả sự cống hiến, sức lan tỏa, danh tiếng nghề nghiệp của nghệ sĩ, nhất là khi họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực, kéo dài nhiều năm và ở các địa phương khác nhau.

Chẳng nên nghĩ quá cực đoan. Anh muốn được tôn vinh, ít nhất anh phải giới thiệu cho người khác biết mình là ai, mình có những gì, đã hoạt động làm nghề ra sao.

Giống như, muốn làm đám cưới, bạn cần đăng ký kết hôn. Khi mua nhà, mua xe, và ở nhiều hoạt động khác, chúng ta đều phải thực hiện những thủ tục giấy tờ cần thiết.

Đây cũng chỉ là một thủ tục.

Kéo theo thủ tục này là rất nhiều quy định được cho là cứng nhắc khác, ví dụ như số huy chương, thành tích cần có. Thực tế, có nhiều nghệ sĩ tài năng nổi bật, nhưng không đi thi các cuộc để giành huy chương. Nhưng, lại có những nghệ sĩ “không ai biết mặt đặt tên” lại “miệt mài” đi thi đủ các cuộc, sưu tập rất nhiều huy chương, bằng khen và được phong tặng danh hiệu rất nhanh. Đây có phải là bất cập không, theo ông?

Đây có thể xem là điểm gây tranh cãi lớn nhất ở tất cả các lần xét tặng danh hiệu. Bản chất của việc này là sự chênh lệch về số lượng các cuộc thi ở những lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Có những lĩnh vực, các cuộc thi, hội diễn gần như diễn ra liên tục, từ cấp tỉnh đến Trung ương. Trong khi, với những ngành khác, vài năm mới có một Liên hoan cấp quốc gia.

Từ đây dẫn đến nhiều hệ lụy, có những ngành sẽ “quy tụ” rất nhiều NSND, NSƯT vì đi thi quanh năm, hội diễn nào cũng “mưa huy chương”.

Có những cuộc thi còn được ví, ai đến thi cũng có giải mang về. Cũng từ đây, có những nghệ sĩ chẳng ai biết đến cũng được phong tặng NSND vì đủ thủ tục.

Tôi nghĩ, các quy định sẽ sớm phải có thêm sự điều chỉnh phù hợp, ví dụ phải có yêu cầu về quy mô, tần suất của các cuộc thi.

Hiện, mỗi giải bạc, giải vàng ở các hội diễn vẫn được quy đổi thành bao nhiêu phần trăm so với một giải thưởng cấp quốc gia.

Tôi rất tin tưởng vào cách làm việc của Vụ Thi đua Khen thưởng, họ tính toán rất chi tiết, cụ thể, kỹ lưỡng. Khi trình các hồ sơ, họ ghi rất rõ trường hợp A thiếu 1/4 huy chương, trường hợp B thiếu 1/8 huy chương… Họ đã làm rất chính xác.

Nhưng có lẽ, sẽ cần đến sự “thanh lọc” kỹ hơn về giá trị các giải thưởng.

Tranh cãi luôn diễn ra ở các mùa xét tặng danh hiệu NSND-NSƯT. Ảnh: VFC
Tranh cãi luôn diễn ra ở các mùa xét tặng danh hiệu NSND-NSƯT. Ảnh: VFC

Riêng về các giải thưởng để “làm đẹp” hồ sơ cũng nảy sinh rất nhiều hệ lụy, đó là cơ chế “xin – cho”, hay chuyện “mua giải”, nhờ vả các mối quan hệ, xét tặng danh hiệu cho nhau vì cảm tính, cả nể… Những hệ lụy này ảnh hưởng như thế nào đến chính giá trị của danh hiệu, thưa ông?

– Những việc xin-cho, mua giải, hay nhờ vả, tôi không biết, vì chẳng ai đến gặp tôi để làm những việc đó. Còn nếu nghệ sĩ phải đi mua danh như thế, thì thật đáng xấu hổ.

Ngay cả việc, mỗi lần tranh cãi như thế này, những NSND như tôi cảm thấy rất chạnh lòng.

Tôi cũng muốn đề nghị nên bỏ các danh hiệu này đi. Tuy việc xét tặng có những tính tích cực nhất định, nhưng nghĩ cho cùng, cũng chẳng để làm gì.

Dù có làm trọn vẹn đến đâu đi chăng nữa, những cuộc phong tặng như thế này sẽ vẫn gây tranh cãi, không bao giờ hết được.

Những nghệ sĩ hoạt động tự do và nghệ sĩ thuộc quân số ở các cơ quan nhà nước đã mang những đặc thù khác nhau, thậm chí “xung đột” với nhau trong quan điểm và hành trình xét tặng danh hiệu. Liệu, có cách nào giảm thiểu được tranh cãi không, theo ông?

-Thanh Lam là một ca sĩ tự do và cô ấy vừa trở thành NSND. Chẳng có sự khác biệt nào cả. Cơ chế, quy định đều tạo điều kiện cho tất cả, không cấm cản ai, không ưu ái ai.

Tôi nghĩ, đây giống như một luật chơi, nếu đã chơi thì cần chấp nhận luật. Ai cũng muốn có ưu thế riêng cho mình, rất khó. Ai cũng đề cao cái tôi, càng khó.

Với các quy định, khi càng chi tiết, cụ thể, sẽ càng giá trị và giảm thiểu tranh cãi.

Cũng có nghệ sĩ từ chối làm hồ sơ xét tặng và khẳng định, tình yêu của khán giả mới là phần thưởng giá trị nhất, phục vụ khán giả mới là đích đến tối thượng của nghệ sĩ. Ông có nghĩ như vậy?

-Phục vụ khán giả đúng là mục đích tối thượng của nghệ sĩ.

Nhưng, ngộ nhận về tình cảm của khán giả dành cho, cũng là một căn bệnh của nghệ sĩ…

Vậy thôi!

Xét duyệt danh hiệu NSƯT, NSND: Nhiều nghệ sĩ thiệt thòi, chịu bất công?

Khán giả cho rằng nhiều nghệ sĩ thâm niên, có nhiều đóng góp cho nghệ thuật lại không có tên trong danh sách. Cũng có ý kiến cho rằng một số người đạt danh hiệu NSND nhưng công chúng ít biết mặt, biết tên.

Trong đợt xét tặng danh hiệu năm 2016, NSƯT Minh Vương, NSƯT Thanh Tuấn, NSƯT Giang Châu… bị gạt khỏi danh sách xét duyệt NSND gây bất ngờ cho khán giả. Nhiều người xếp sau về thâm niên, sự cống hiến nghệ thuật so với các tên tuổi kể trên lại có được trao danh hiệu NSND.

Đặc biệt, đó là lần thứ 3 Minh Vương bị đánh trượt khỏi danh hiệu NSND khi đã lên tới những cấp cuối cùng. Thời điểm đó, dư luận bức xúc khiến cơ quan quản lý văn hóa Nhà nước phải vào cuộc, xem xét, bỏ phiếu lại cho nghệ sĩ Minh Vương.

Xét duyệt danh hiệu NSƯT, NSND: Nhiều nghệ sĩ thiệt thòi, chịu bất công? - 2
Việc xét tặng danh hiệu của NSƯT Đỗ Kỷ trở thành tâm điểm chú ý những ngày qua (Ảnh: Toàn Vũ).

Năm 2022 là lần thứ 10 xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND cho các nghệ sĩ. Cũng như những lần trước, dư luận tiếp tục tranh cãi xoay quanh câu chuyện “bỏ sót” nghệ sĩ.

Gần đây, câu chuyện xét tặng danh hiệu của NSƯT Đỗ Kỷ cũng trở thành tâm điểm chú ý của khán giả. Nam diễn viên nhận được thông báo dừng xét tặng danh hiệu NSND lần thứ 10 với lý do hồ sơ xét duyệt danh hiệu NSND “có đơn thư và ý kiến của Bộ Công an”.

Vì những vướng mắc liên quan đến việc xét tặng danh hiệu, NSƯT Đỗ Kỷ đã gửi đơn xin “cứu xét” đến các cấp có thẩm quyền. Song, những văn bản phản hồi của cơ quan chức năng vẫn khiến nghệ sĩ không thỏa mãn vì “chưa cụ thể, minh bạch”.

Đạt danh hiệu: Hành trình gian nan

Danh hiệu vốn để tôn vinh sự đóng góp của nghệ sĩ, nhưng hành trình đi đến danh hiệu lắm gian nan, nhiều quy định phức tạp. Những tiêu chí về số lượng giải thưởng, huy chương, thâm niên… bị cho là làm khó chính các nghệ sĩ.

Việc “quy đổi” huy chương trong tiêu chí xét duyệt danh hiệu gây ra nhiều bất cập. Có những nghệ sĩ chăm chỉ đi thi, giành huy chương, chỉ với mục đích được xét tặng danh hiệu và trở thành NSƯT, NSND rất nhanh.

Nhiều nghệ sĩ hoạt động lâu năm nhưng không có (hoặc ít) huy chương, nghiễm nhiên bị “đánh trượt”. Có những nghệ sĩ cao tuổi, không còn cơ hội tham gia các hội diễn, liên hoan, bởi vậy, họ không có nhiều huy chương. Nếu xét theo quy định số lượng huy chương, những nghệ sĩ này không bao giờ được phong tặng danh hiệu, ngay cả khi họ thực sự tài năng?

Lại có nhiều nghệ sĩ có huy chương, có thâm niên, nhưng vẫn bị loại khỏi quá trình xét duyệt đơn giản vì… không đủ 80% phiếu bầu. Như đợt xét duyệt danh hiệu năm 2022, sự vắng bóng những nghệ sĩ tên tuổi của sân khấu miền Nam như NSƯT Lê Thiện, NSƯT Thanh Nguyệt, NSƯT Thoại Mỹ… từng khiến công chúng bất ngờ.

Xét duyệt danh hiệu NSƯT, NSND: Nhiều nghệ sĩ thiệt thòi, chịu bất công? - 3
NSƯT Lê Thiện là một trong những tên tuổi nổi tiếng ở lĩnh vực cải lương (Ảnh: Chụp màn hình).

Khán giả cho rằng NSƯT Lê Thiện, NSƯT Thanh Nguyệt có thể chưa đủ thành tích theo quy định nhưng có quá trình tham gia nghệ thuật lâu dài từ 30 đến 50 năm, để lại dấu ấn sâu sắc. Việc bị loại khỏi hồ sơ xét duyệt là điều bất công với những nghệ sĩ đã đóng góp hơn nửa đời người cho sân khấu.

Thời điểm đó, NSƯT Thoại Mỹ từng chia sẻ với phóng viên Dân trí cô khá buồn khi không có mặt trong danh sách 139 nghệ sĩ đủ tiêu chuẩn xét danh hiệu NSND. Song, nữ nghệ sĩ tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn nữa trong quá trình làm nghề.

“Tôi tâm nguyện đi theo nghề đến cuối cuộc đời, đến khi nào không đứng trên sân khấu nữa thì mới thôi. Dù danh hiệu là gì, tôi nghĩ có được sự ghi nhận của khán giả, thì đó chính là niềm hạnh phúc lớn của một người nghệ sĩ”, nữ nghệ sĩ chia sẻ.

Cũng có những nghệ sĩ khẳng định được trình độ chuyên môn, sự cống hiến lâu năm và nhận sự yêu mến của đông đảo khán giả, nhưng vẫn chưa có danh hiệu vì… không làm hồ sơ “xin danh hiệu”. Một số trường hợp điển hình của giới diễn viên, sân khấu phía Nam như Hồng Ánh, Thái Hòa…

Xét duyệt danh hiệu NSƯT, NSND: Nhiều nghệ sĩ thiệt thòi, chịu bất công? - 4
NSƯT Thành Lộc (Ảnh: Facebook nhân vật).

Một số nghệ sĩ giữ vị trí cấp quản lý nhà hát, không có thời gian tham gia các liên hoan sân khấu, các cuộc thi, nên không đủ huy chương để xét tặng danh hiệu. Đơn cử như trường hợp của NSƯT Thành Lộc.

NSƯT Thành Lộc bước lên sân khấu khi mới 8 tuổi, có hơn 50 năm cống hiến cho nghệ thuật và được đặt biệt danh “phù thủy sân khấu”. Song, kể từ đợt phong tặng NSƯT năm 2001 đến nay, Thành Lộc vẫn chưa được phong NSND.

Giới chuyên môn đánh giá Thành Lộc lẽ ra đã được phong tặng là NSND từ lâu, trước cả nhiều NSND đã được phong tặng vài năm gần đây. Mặc dù bản thân nam nghệ sĩ từng khẳng định không quan trọng danh hiệu, khán giả cho rằng việc chưa được xét duyệt NSND vẫn là điều bất công với Thành Lộc.

Trong một cuộc phỏng vấn, Thành Lộc từng nêu quan điểm về cơ chế “xin – cho” danh hiệu: “Tôi không thích muốn được là NSND là phải đi làm đơn xin xỏ. Tại sao phải làm đơn xin?

Danh hiệu cao quý này phải được chính Hội đồng xét duyệt, nhìn nhận và tự đánh giá, phong tặng. Người nghệ sĩ không thể làm cái việc xin được phong tặng danh hiệu, tự kêu gọi mọi người đánh giá tài năng và sự cống hiến của mình”.

Nên để chính nhân dân, khán giả bình chọn?

Một chuyên gia trong ngành cho rằng danh hiệu thực sự cao quý và có ý nghĩa cần do chính khán giả ghi nhận, bình chọn, để tránh bỏ sót các nghệ sĩ thực sự có tài năng, có nhiều cống hiến.

Chuyên gia nói với phóng viên Dân trí: “NSND là danh hiệu cao nhất của người nghệ sĩ. Nhưng danh hiệu này chỉ có giá trị khi nó được đo bằng tình yêu thương, sự công nhận của khán giả.

Chuyện xét duyệt hồ sơ, phong tặng danh hiệu cho những tài năng nghệ thuật là chuyện cần phải làm một cách công tâm, minh bạch của ngành quản lý văn hóa, nghệ thuật. Để sót những tài năng chính là có lỗi với khán giả”.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, một NSƯT giấu tên, có thâm niên trong nghề, cho biết nhiều người trong ngành không tránh khỏi việc chạnh lòng khi nhận thông báo trượt hồ sơ xét duyệt NSND. Tuy nhiên, họ quan niệm làm nghề vì đam mê, không phải vì “ham danh hiệu”.

Nghệ sĩ này cho biết: “Nói không buồn là không đúng. Nhưng buồn không giải quyết được gì. Tôi nghĩ cứ tiếp tục cống hiến qua công việc mình làm, tự khắc khán giả sẽ thấy”.

Khi được hỏi về việc bất cập trong các tiêu chí xét duyệt, nghệ sĩ đáp: “Vấn đề quy định để được danh hiệu đã bàn cãi nhiều năm rồi. Tôi không muốn nói thêm nữa vì nói nhiều lại không hay. Có những vấn đề hãy để cho lịch sử phán xét.

Khi tôi trượt hồ sơ NSND, cơ quan nhà nước không giải thích. Tới bây giờ tôi cũng không biết vì sao. Họ chỉ nói là không đủ phiếu bầu. Tôi tự hỏi phiếu trong Hội đồng quan trọng thế sao?”.

Nghệ sĩ giấu tên cho biết sau quá trình xét duyệt thất bại, nghệ sĩ nhìn nhận rằng “mình chưa xứng đáng thì mình chưa được, ai hiểu sao thì hiểu”.

“Tôi không cần phải làm đơn kêu cứu, trình lên các cơ quan chức năng như một số người đang làm. Khi học đạo đức diễn viên, chúng tôi được dạy rằng khán giả là người thầy trung thành, quan trọng nhất. Thành công của nghệ sĩ có sự đóng góp to lớn từ chính sự ủng hộ của khán giả. Đó là nguyên lý bất di bất dịch.

Tôi nghĩ rằng để khán giả đánh giá là tốt nhất. Tôi làm nghề, được khán giả viết thư động viên, tôi hạnh phúc lắm. Tôi đi ra đường, vẫn được khán giả nhận ra, chào hỏi, đó là nguồn động lực lớn rồi”, nghệ sĩ này cho hay.

Một số ý kiến lại cho rằng dù khán giả là những người đánh giá công tâm nhất về sự cống hiến của nghệ sĩ, song để thực hiện được việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ dựa trên ý kiến công chúng, khán giả là “vô cùng khó”.

Do đó, Nhà nước vẫn nên có những trường hợp đặc cách, hoặc những tiêu chí “mềm mại”, linh hoạt hơn về phong tặng danh hiệu, để ghi nhận công tâm quá trình nỗ lực của giới hoạt động nghệ thuật.

Về vấn đề này, nghệ sĩ giấu tên nói với phóng viên Dân trí: “Trời cho khả năng bẩm sinh về nghệ thuật, thì mục đích của tôi là bao nhiêu sức lực, khả năng, tôi sẽ vét hết để hoạt động. Tôi làm hết sức để phục vụ cho những người yêu mến tôi, yêu mến nghệ thuật. Tôi không nghĩ làm là để đạt danh hiệu. Tôi không cần danh hiệu NSND”.

Related Posts

Chỉ có ở Việt Nam: Cao tốc dài 200km nhưng “trắng” trạm nghỉ, không một cây xăng

Đã thông xe hơn một năm và nhiều lần lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo nhưng đến nay các trạm dừng nghỉ, tiếp nhiên liệu trên cao…

Số phận tuyến metro 43.700 tỷ đồng dài nhất Việt Nam: 16 năm chờ đợi sắp có hồi kết, nhưng chưa gì đã thấy bung bét

Tuyến metro số 1 của TP.HCM đã chính thức bắt đầu giai đoạn vận hành thử toàn tuyến được 2 ngày, với sự tham gia của gần…

Chuyện lạ ở Đắk Lắk: Chi ngân sách 11 tỉ đồng sửa đường sạt trượt do thiếu sót của chủ đầu tư 

Nguyên nhân xảy ra sạt trượt đoạn đường được kết luận là do thiếu sót của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhưng lại…

Thật là táo bạo, TPHCM đề xuất vận hành tuyến metro theo mô hình của… Trung Quốc

  an Quản lý dự án đường sắt đô thị TPHCM đề xuất UBND TP xem xét chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu việc áp dụng…

Dự án nghìn tỷ bỗng nhiên n:át tươm ở Đắk Nông: Sạt trượt do thi công hay tư vấn thiết kế?

Dự án nghìn tỷ nát tươm khiến cựu Giám đốc Sở Xây dựng Đắk Nông hầu toà. Cơ quan tố tụng kết luận nguyên nhân sạt trượt do…

Mua VinFast, khách Việt không lăn tăn tiền độ vì quá rẻ, có người còn bỏ cả Land Cruiser vì thấy VF3 quá tiện

Bỏ xe sang dùng VinFast VF 3, độ không lăn tăn về chi phí để có được chiếc xe mang dấu ấn cá nhân,… là những câu…