Hiện nay, mức thu nhập của một vũ công trình diễn sẽ rơi vào khoảng 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ/ tháng. Tuy nhiên, thu nhập của nghề này không ổn định, bởi mức thu nhập cao hay thấp đều phụ thuộc và số lượng chương trình mà họ tham gia. Do đó, có những tháng thu nhập của họ không đến 5.000.000 VNĐ, nhưng cũng có tháng họ lại có được một khoản lớn hơn từ 15.000.000 – 20.000.000 VNĐ và có thể cao hơn nữa.
Bên cạnh đó, nếu bạn tạo dựng được tên tuổi của mình trong nghề thì bạn sẽ được nhận được nhiều chương trình, sự kiện mời tham gia. Không chỉ vậy, bạn có thể sử dụng kỹ năng chuyên môn của mình để dạy nhảy múa tại các trung tâm hoặc dạy tại nhà cho những người có nhu cầu học bộ môn này.
Những khó khăn của ngành nghề dancer
Bất cứ ngành nghề nào cũng có những khó khăn riêng, với nghề dancer thì đằng sau ánh hào quang sân khấu là những khó khăn mà không phải ai cũng biết.
Yêu cầu hình thể cao
Hình thể là những trong vấn đề mà các vũ công phải đánh đổi để theo ngành này. Bạn cần phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe của ngành, do đó bạn sẽ phải đánh đổi một số thứ trong cuộc sống như ăn uống tập luyện khắc nghiệt, vì nếu quá béo hoặc quá ốm yếu cũng không thể đeo đuổi với nghề, luôn bị mặc cảm tự ái…
Một nghề vất vả
Vũ công thường là những người đứng sau ca sĩ trong các tiết mục, dù chỉ là diễn phụ nhưng họ cũng phải luyện tập cực khổ có khi còn hơn cả ca sĩ chính. Thế nhưng lại không được coi trọng và ít được biết đến.
Để có một phần biểu diễn hoàn hảo trên sân khấu chỉ trong vài phút thì các vũ công phải mất cả vài tháng để tập luyện. Họ phải luyện tập thường xuyên, phải đổ mô hôi, nước mắt và đôi khi là cả máu.
Gặp chấn thương
Đối với những vũ công, chấn thương hay gặp tai nạn nghề nghiệp khi đang luyện tập hay biểu diễn không còn quá xa lạ. Họ có thể bị té bất tỉnh, gãy tay chân, may mắn thì sau khi chữa trị phục hồi họ còn theo được với nghề. Tuy nhiên, có những trường hợp các vũ công phải từ bỏ niềm đam mê, giã từ sàn múa vì những chấn thương nghiêm trọng.
Không chỉ vậy, việc luyện tập thường xuyên với cường độ cao cũng khiến họ gặp phải những tình trạng như đau nhức xương khớp, bầm giập da thịt. Do đó, họ cũng phải tập làm quen với những loại thuốc giảm đau, uống thoa xoa bóp sau những giờ luyện tập.
Thu nhập bấp bênh
Thu nhập của vũ công khá thấp, sau khi trừ đi các khoản đầu tư như trang phục, son phấn trang điểm, ăn uống, đi lại thì chi phí chẳng còn bao nhiêu. Vì vậy, những vũ công thường sẽ phải làm thêm một công việc khác thì mới có thể theo đuổi được đam mê.
Nguy hiểm rình rập
Trên sân khấu hay sàn tập, các vũ công luôn đối mặt với những nguy hiểm rình rập. Bởi những tai nạn luôn dễ xảy ra như bị pháo hoa “đốt cháy”, khói lạnh bỏng người, lọt sàn, té sân khấu hay các sự cố về trang phục biểu diễn là những tình huống diễn ra bất cứ lúc nào.
Có nhiều thị phi
Nghề vũ công với đặc thù không cố định giờ làm, các chương trình diễn ra thời gian nào thì sẽ đi vào lúc đó. Vì vậy, nhiều khi họ sẽ phải diễn đêm với nhiều loại trang phục đa dạng phù hợp với các tiết mục.
Họ cũng giống như ca sĩ, cũng trang điểm, cũng đi diễn đêm, thế nhưng trong mắt nhiều người thì họ chỉ là những người nhảy phụ họa trên sân khấu, đâu có được ai nhớ mặt, điểm tên. Từ đó, có nhiều người e ngại và thường xuyên chỉ trích khi cho rằng, ăn mặc như thế đi đâu, làm gì vào lúc đêm nếu không phải là đi bar, “đi bay”…
Tuổi nghề ngắn
Cũng như người mẫu, vũ công có tuổi nghề khá ngắn. Bởi bạn chỉ có thể hoạt động nghề ở giai đoạn trẻ nhất và sau đó, khi bạn nhiều tuổi hơn thì sức khỏe của bạn sẽ không còn đảm bảo để bạn luyện tập cường độ cao.