×

Có được dùng bảo hiểm xe máy điện tử không? CÁCH DÙNG như thế nào?

Bảo hiểm xe máy có bắt buộc không? Có thể dùng bảo hiểm xe máy online khi xuất trình cho Cảnh sát giao thông không?

Có được dùng bảo hiểm xe máy điện tử không?

Ứng dụng VNeID phiên bản mới nhất chưa cho phép tích hợp bảo hiểm xe bắt buộc. Đồ họa: Quỳnh Anh
Có tích hợp bảo hiểm xe máy vào VNeID được không?

Bạn đọc Bùi Thanh Hoa (Hà Nội) hỏi: Bảo hiểm xe máy có được tích hợp vào ứng dụng VNeID không? Có được xuất trình bảo hiểm xe máy điện tử không?

Về vấn đề này, luật sư cho biết, hiện nay, theo Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA (được sửa đổi bởi Thông tư 28/2024/TT-BCA) khi lưu thông trên đường thì người điều khiển xe máy phải mang theo các giấy tờ sau:

– Giấy phép lái xe

– Giấy đăng ký xe

– Bảo hiểm xe máy bắt buộc

– Giấy tờ tùy thân như CMND hoặc CCCD hoặc thẻ căn cước…

Đối với giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe thì ứng dụng VNeID đã cho phép người dân tích hợp vào, đồng thời thông tin về CCCD gắn chíp hoặc thẻ căn cước cũng đã có trên ứng dụng VNeID. Và người dân có thể xuất trình bản điện tử của các loại giấy tờ này trên VNeID khi CSGT kiểm tra.

Tuy nhiên, ứng dụng VNeID phiên bản mới nhất chưa cho phép tích hợp bảo hiểm xe bắt buộc. Do đó, người dân không thể tích hợp bảo hiểm xe máy bắt buộc vào VNeID.


Tích hợp bảo hiểm xe máy vào VNeID là giải pháp loại bỏ rắc rối với giấy tờ còn nâng cao tính minh bạch trong việc kiểm tra bảo hiểm. Đồ họa: Quỳnh Anh Tích hợp bảo hiểm xe máy vào VNeID là giải pháp loại bỏ rắc rối với giấy tờ còn nâng cao tính minh bạch trong việc kiểm tra bảo hiểm. Đồ họa: Quỳnh Anh
Được sử dụng bảo hiểm xe máy bắt buộc bản điện tử?

Việc sử dụng bảo hiểm xe máy bắt buộc bản điện tử hoàn toàn hợp pháp và được công nhận theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. Bản điện tử của giấy chứng nhận bảo hiểm có giá trị pháp lý tương đương với bản giấy, mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng như tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian và bảo mật thông tin. Người tham gia giao thông có thể dễ dàng lưu trữ bản điện tử trên điện thoại hoặc máy tính bảng, giúp việc chứng minh thông tin bảo hiểm trở nên đơn giản và nhanh chóng.

Khoản 3 Điều 10 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 10. Giấy chứng nhận bảo hiểm

Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành. Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, người dân được phép xuất trình bảo hiểm xe máy bản điện tử trên điện thoại.

Do đó, nếu không muốn mang bảo hiểm xe xe máy bản giấy thì người dân có thể mua bảo hiểm xe bắt buộc bản điện tử trên các ứng dụng ngân hàng, các ví điện tử và xuất trình bản điện tử trên điện thoại khi CSGT kiểm tra.

Related Posts

Cháu trai duy nhất trong gia tộc 3000 tỷ nhà Tăng Thanh Hà được “lên sóng”

Tăng Thanh Hà bí mật sinh con thứ 3 cho thiếu gia Louis Nguyễn vào năm 2021. Đến nay, quý tử tròn 3 tuổi, ngoại hình ngày…

Tình hình hiện tại của NS Thương Tín: Chẳng hy vọng gì nữa rồi

Vào tháng 10 vừa qua, NS Thương Tín bị tai nạn và được chẩn đoán gãy xương. Ngày 13/12/2024 Phụ nữ số đưa tin “Tình trạng hiện…

MC Thành Trung lấy vợ đầu tiên là ca sĩ có tiếng, bà xã thứ 2 tiếp viên hàng không xinh hơn hoa hậu, ngày lâm bồn cặp sinh đôi được đặt tên cực ý nghĩa, đảm bảo cả Việt Nam không ai có vì phổ được thành thơ 

3 con của MC Thành Trung đều có những cái tên vô cùng ý nghĩa.  Bên cạnh ngoại hình, tên gọi cũng là một trong những điểm…

Nghi can sathai cô gái 19 tuổi ở TPHCM đã tuvong

Sau khi sát hại cô gái tại nhà trọ ở TPHCM, nghi can lẩn trốn về tỉnh Vĩnh Long và được phát hiện tử vong trong nhà…

Bảy con dắt nhau ra tòa tranh giành… quyền nuôi mẹ, thẩm phán bảo chưa từng gặp, nhưng ai bất hiếu hơn ai?

Bảy người con chia làm hai phe, đưa nhau ra tòa giành quyền nuôi mẹ đã 86 tuổi. Những gì tệ hại nhất của đối phương được…

Đứng trước gia tài là mảnh đất 6.377m2, 9 chị em trong đó có người đã hơn 70 tuổi, không tìm được tiếng nói chung bèn chia thành hai phe đưa nhau ra tòa tranh chấp di sản

Không tìm được tiếng nói chung, 9 chị em, trong đó có người đã hơn 70 tuổi, chia thành hai phe (nguyên đơn và bị đơn) đưa…