“Người này nói sẽ trông xe nên tôi yên tâm làm theo hướng dẫn và vào uống nước”, T. kể.

Một tiếng sau, khi ra về, nữ khách hàng phát hiện chiếc xe SH 125 (trị giá gần 100 triệu đồng thời điểm mua) đã biến mất. Kiểm tra camera an ninh của quán, cô thấy có hai k.ẻ lạ mặt đã dắt xe đi.

T. sau đó tự trình báo CA phường Yên Hòa, mà không có sự hỗ trợ của phía quán.

Quán trà chanh nơi xảy ra sự việc (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Chủ quán tên V. không ở Hà Nội hôm xảy ra sự việc, nên đã hẹn T. nói chuyện vào ngày 23/10.

“Tôi gặp chủ quán sau 3 ngày chờ đợi thì nhận được câu nói: “Quán anh kinh doanh nước chứ không đăng ký dịch vụ trông giữ xe, khách hàng phải tự bảo quản xe của mình””, T. kể.

Cũng trong buổi làm việc này, nhân viên phủ nhận nói “quán trông xe cho khách hàng”. Chủ quán cho biết thêm “nếu làm to chuyện thì người th.iệt là T. Nếu quán bị ph.ốt thì chỉ cần sang nhượng là xong”.

Sau cùng, muốn giải quyết ổn thỏa, chủ quán nói T. đưa ra con số bồi thường cụ thể và xin thời gian để bàn bạc. Cô đề nghị được đền bù 50% giá trị xe hiện tại, khoảng 35 triệu đồng.

Camera an ninh của quán ghi lại cảnh có hai kẻ lạ mặt dắt xe SH của khách hàng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trưa 25/10, T. nhận được phản hồi của chủ quán “sẽ chỉ hỗ trợ 2 triệu đồng về mặt tình cảm”.

“Tôi không thể đồng ý với con số này. Nếu quán muốn dùng 2 triệu đồng để đổi lấy sự im lặng thì chắc chắn không bao giờ được”, T. cho hay.

Cô cho biết chủ quán “phủi” trách nhiệm, nói khoản tiền này là “hỗ trợ, không phải bồi thường, còn to chuyện thì một đồng quán cũng không chi”.

Cô hy vọng bài học của bản thân sẽ là lời cảnh tỉnh cho bất kỳ ai khi đi ăn hay uống nước ở bất kỳ đâu để tránh r.ơi vào hoàn cảnh tương tự.

“Là người làm kinh doanh, giá mà quán có cách hành xử khéo léo hơn thì mọi chuyện đã khác!”, T. nói.

Phóng viên Dân trí đã liên hệ chủ quán trà chanh tên V. Người này khẳng định “quán không làm m.ất xe của khách và chỉ làm việc theo pháp luật”.

Chủ quán chỉ hỗ trợ 2 triệu đồng “về mặt tình cảm” (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Tối 30/10, lãnh đạo CA phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, đơn vị đã nhận được đơn trình báo của chị T và làm kế hoạch điều tra, trong vòng 7 ngày chuyển lên Công an quận Cầu Giấy

“Hiện hồ sợ vụ việc đã được thông báo lên CA quận Cầu Giấy”, lãnh đạo Công an phường Yên Hòa nói.

Theo lãnh đạo Công an phường Yên Hòa, khi tiếp nhận đơn báo t.ố giác t.ội phạ.m, đơn vị đã làm theo đúng quy định pháp luật.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Quách Thành Lực – Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường tài sản chỉ phát sinh trong trường hợp có hợp đồng và một số trường hợp ngoài hợp đồng (do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản… của cá nhân, tổ chức gây th.iệt h.ại) mà pháp luật quy định cụ thể.

Trong trường hợp khách gửi xe tại quán mà bị mất trộm, cần phải xác định rõ giữa khách và chủ quán có phát sinh quan hệ giao dịch hay không, cụ thể ở đây là có xác lập “hợp đồng gửi giữ tài sản” giữa 2 bên hay không.

Tại Điều 554 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”.

Về hình thức xác lập thì hiện nay có 3 hình thức xác lập hợp đồng là hợp đồng xác lập bằng lời nói, hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng xác lập bằng hành vi thực tế.

Như vậy để xem xét giữa khách và chủ quán có hình thành quan hệ hợp đồng gửi giữ tài sản hay không thì cần xem xét khi gửi xe thì nhân viên giữ xe có ghi số và đưa vé gửi xe cho bạn không, hay giữa bạn và nhân viên giữ xe có sự thỏa thuận với nhau về việc trông giữ xe hay không.

Điều 556 và Điều 557 BLDS 2015 quy định về quyền của bên gửi tài sản và nghĩa vụ của bên giữ tài sản như sau:

Điều 556. Quyền của bên gửi tài sản

Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản

Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

Vì vậy, yheo những thông tin hiện có, nếu làm việc theo pháp luật sẽ khó khăn cho cô gái bởi vì người bị m.ất xe không có vé gửi xe, và quán phủ nhận đã xác lập trách nhiệm trông xe cho khách.