×
×

Có phải đền bù hoa màu khi lấy lại đất?

Hàng xóm tự ý trồng rau, cây ăn quả trên đất để không, giờ có nhu cầu lấy lại, người hàng xóm yêu cầu phải bồi thường tiền hoa màu, vậy việc này có đúng không?

Có phải đền bù hoa màu khi lấy lại đất?Hàng xóm tự ý trồng hoa màu trên đất chưa xây dựng. Ảnh: Minh Hạnh
Mới đây trên một diễn đàn về nhà đất đã đăng tải thông tin “Đất để không, hàng xóm trồng cây, giờ tôi làm nhà yêu cầu họ dọn thì họ yêu cầu bồi thường 10 triệu đồng”, vậy có đúng không?

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng – Văn phòng Luật sư Kết Nối (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) – cho biết, theo quy định của Bộ luật Dân sự, người sở hữu, sử dụng đất có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình.

Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu của người dân, thế nên bất kỳ hành vi xâm phạm quyền sở hữu, sử dụng hoặc thực hiện các hành vi lấn chiếm, sử dụng đất bất hợp pháp đều là hành vi trái pháp luật.

Theo đó, chủ sử dụng đất có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

Thực tế, chủ đất không hề có văn bản, ý chí nào về việc cho thuê, mượn đất để canh tác, trồng rau màu, trồng cây trái. Do đó, về mặt khách quan, người dân tự ý trông cây cối, rau màu trên đất người khác là hành vi sai phạm, tự ý quản lý, sử dụng đất của người khác.

Trong trường hợp này, về mặt pháp lý người hàng xóm đã trồng rau, cây ăn quả… vào phần đất của bạn là bất hợp pháp nên bạn có quyền yêu cầu họ dỡ bỏ tài sản bị trồng trái phép và không phải bồi thường bất kỳ khoản chi phí nào. Hoặc tùy theo ý chí, theo thỏa thuận hai bên có tìm đến giải pháp thương lượng, hòa giải giảm bớt thiệt hại cho người trồng bằng việc cho họ chủ động thu hoạch rau màu, hoàn trả lại đất cho chủ đất trong một thời gian nhất định.

Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận về việc giải quyết số cây trồng nói trên hoặc giá trị bạn thanh toán lại cho người hàng xóm, bạn có thể yêu cầu ủy ban nhân dân xã, phường nơi bạn cư trú giải quyết hoặc khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu người hàng xóm trả lại hiện trạng đất ban đầu.

Trường hợp bạn tự ý chặt cây gây thiệt hại cho người khác sẽ bị coi là hành vi tự ý hủy hoại tài sản của người khác và có thể bị xử phạt. Vì thế, không nên tự ý cưỡng chế, thu hồi tài sản, dù đây là đất của bạn, bị người thứ ba lấn chiếm.

Quá trình giải quyết, cưỡng chế, thu hồi tài sản cần phải tuân thủ quy định pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý, cho phép thực hiện.

Related Posts

Đám cưới tổ chức hoà-nh trá;/ng ngay bên cạnh ngh-ĩa tr;/ang, vừa c-ắt bánh cưới thì đất dưới chân cô dâu bỗng nứt ra

Người ta vẫn nói, đừng tổ chức cưới hỏi ở nơi có âm khí, nhất là bên cạnh… nghĩa trang. Nhưng cặp đôi ấy lại chẳng tin….

Vụ cáo buộc xây cao tốc hơn 7.600 tỷ làm nứt nhà dân: Tập đoàn Sơn Hải lên tiếng

Tập đoàn Sơn Hải mới đây lên tiếng bác bỏ cáo buộc thi công cao tốc gây nứt nhà dân nhưng chưa đền bù. Ông Nguyễn Viết…

Xó-t x-a hoàn cảnh của cậu bé trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

Mẹ bị mù, bố của Sơn lại vừa mất sau một thời gian ngắn phát hiện bệnh ung thư, để lại cho cậu học trò nghèo với…

Đ;;Ỉ;;NH: 1 trường THCS mới thành lập từ năm 2021, vậy mà năm 2025 đã có lớp 100% học sinh đỗ trường chuyên!

Từ năm học đầu tiên, học sinh nhà trường đã có thành tích thi lớp 10 ấn tượng! Herbalife Việt Nam tiếp tục đồng hàng cùng VnExpress…

Xe tải chở vải gặp n/ạn phải cẩu đi sửa, người dân nghĩ rằng vải bị bỏ nên đã “hôi” hết 4 tấn

Trưa 7/7, trao đổi với chúng tôi, chị Thu Lịch (Lạc Sơn, Hòa Bình) – chủ xe chở vải, cho biết, khoảng 23h đêm 6/7 (rạng sáng…

Thương cho hoàn cảnh của đôi vợ chồng bị hôi hết 4 tấn vải

Trong lúc cẩu xe đi sửa chữa sau sự cố, quay lại thì người dân đã hôi hết số vải ở hiện trường. Trưa 7/7, trao đổi…