HLV Troussier chưa về nước, vẫn cố bám trụ ở VFF để xin thêm 1 cơ hội sửa sai: ‘Tôi còn nhiều chiến thuật hay chưa dạy cho các cầu thủ’

HLV Troussier đã chia tay đội tuyển Việt Nam nhưng câu chuyện về thất bại của ông vẫn chưa khép lại. Là HLV tài năng, khẳng định tên tuổi trên thế giới nhưng ông Troussier lại chưa thành công ở Việt Nam, vì sao?

HLV Philippe Troussier đã chia tay sau 14 trận dẫn dắt tuyển Việt Nam - Ảnh: HOÀNG TÙNG

HLV Philippe Troussier đã chia tay sau 14 trận dẫn dắt tuyển Việt Nam – Ảnh: HOÀNG TÙNG

Theo thống kê, HLV Troussier đã dẫn dắt tuyển Việt Nam tổng cộng 14 trận với 4 chiến thắng và 10 thất bại. Đặc biệt trong 3 lần đối đầu với kình địch Indonesia chỉ trong 3 tháng, tuyển Việt Nam đều “phơi áo”, không ghi được bàn nào và để thủng lưới 5 bàn.

Trong những trận đấu đó, nhà cầm quân 69 tuổi này cũng chưa để lại dấu ấn về mặt chiến thuật, cách dùng người. Chưa kể ông cũng không được lòng người hâm mộ và giới truyền thông vì thường xuyên có những tuyên bố theo kiểu đối đầu như: “80% người hâm mộ Việt Nam mong tôi bị sa thải”.

Với tất cả những lý do nói trên, việc ông Troussier sớm chia tay tuyển Việt Nam không có gì bất ngờ. Nhưng nếu chỉ dựa vào đó mà chỉ trích chiến lược gia người Pháp “không đạt chuẩn chuyên môn” lại quá cảm tính.

Troussier có thành tích “khủng” nhất trong lịch sử HLV Việt Nam

Lật lại tiểu sử hơn 40 năm “cầm quân đánh trận” của HLV Troussier, có thể thấy rằng ông đã trải qua rất nhiều đội bóng từ châu Âu, châu Phi đến châu Á. Từ những CLB vô danh như INF Vichy cho đến những đội tuyển tầm cỡ châu lục như: Bờ Biển Ngà, Nigeria, Nhật Bản…

Trong sự nghiệp của mình, ông Troussier đã trải qua rất nhiều thất bại nhưng cũng không ít lần vươn đến đỉnh cao. Ông Troussier từng dẫn dắt các đội tuyển quốc gia Bờ Biển Ngà, Nigeria, Qatar, Morocco. Thành công nhất của ông là quãng thời gian ông làm HLV trưởng đội tuyển Nam Phi tranh tài tại World Cup 1998.

Minh chứng rõ nét hơn, HLV Troussier đã có thành công ấn tượng cùng tuyển Nhật Bản trong khoảng thời gian 4 năm từ 1998 đến 2002. Trong 4 năm đó, ông đã cùng tuyển Nhật đoạt chức vô địch Asian Cup 2000 và á quân ở Cúp Liên đoàn các châu lục (Confederations Cup) 2001.

Những thành công đó đã giúp ông Troussier được lưu danh vào Đại sảnh Danh vọng bóng đá Nhật Bản. Ngoài ra ông cũng được AFC tôn vinh với danh hiệu “Huấn luyện viên xuất sắc nhất châu Á năm 2000”.

Những điều đó cho thấy ông Troussier là HLV tài năng, thậm chí Troussier là HLV có lý lịch hoành tráng nhất trong số những nhà cầm quân nước ngoài từng nắm tuyển Việt Nam. Vậy thì tại sao ông lại thất bại ê chề đến vậy?

HLV Shin Tae Yong từng trải qua giai đoạn đầu "khá căng thẳng" với những thất bại liên tiếp cùng tuyển Indonesia - Ảnh: PSSI

HLV Shin Tae Yong từng trải qua giai đoạn đầu “khá căng thẳng” với những thất bại liên tiếp cùng tuyển Indonesia – Ảnh: PSSI

Ông Troussier ra đi vì… “thiếu thời gian”? 

Từ lúc nhận việc cho đến khi chia tay tuyển Việt Nam, ông Troussier đã trải qua 1 năm 25 ngày. Đó là khoảng thời gian không ngắn nhưng cũng không quá dài cho công cuộc cải tổ đội tuyển Việt Nam vốn đang có dấu hiệu “chững lại”, sau những bước tiến thần tốc dưới thời HLV Park Hang Seo.

Nói như vậy vì sự sa sút của bóng đá Việt Nam đã bắt đầu ngay trước khi ông Troussier đến, với những thất bại liên tiếp trước Thái Lan ở AFF Cup. Rồi những cầu thủ thuộc lứa “thế hệ vàng” như Quang Hải, Công Phượng, Quế Ngọc Hải… bắt đầu xuống dốc.

Do đó ông Troussier phải cố gắng tạo nên một “bộ khung mới” cho tương lai đội tuyển Việt Nam với Nguyễn Thái Sơn, Khuất Văn Khang, Nhâm Mạnh Dũng, Bùi Hoàng Việt Anh… Nhưng những sự thử nghiệm của ông không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Thêm nữa, những di sản mà HLV Park Hang Seo để lại quá lớn, vô tình tạo nên sức ép cho ông Troussier. Người hâm mộ đã quá quen với những chiến công mà báo chí châu Á gọi là “kỳ tích” dưới thời ông Park. Họ cảm thấy thất vọng tràn trề khi Việt Nam thất bại trước đối thủ Indonesia luôn bị xếp “kèo dưới” những năm gần đây.

Quang Hải - ngôi sao dưới thời HLV Park Hang Seo nhưng không được HLV Troussier tin dùng - Ảnh: HOÀNG TÙNG

Quang Hải – ngôi sao dưới thời HLV Park Hang Seo nhưng không được HLV Troussier tin dùng – Ảnh: HOÀNG TÙNG

Nhưng có một thực tế mà mọi người bỏ quên là Indonesia đang dần mạnh lên, với chính sách nhập tịch ồ ạt. Họ sở hữu những cầu thủ đang chơi ở giải vô địch Hà Lan, giải hạng nhất Anh và thậm chí là cầu thủ thuộc biên chế của Wolverhampton ở Premier League… Việc này không xảy ra dưới thời ông Park Hang Seo dẫn dắt tuyển Việt Nam.

Không riêng gì trường hợp của HLV Troussier, rất nhiều nhà cầm quân nổi tiếng thế giới khi tiến hành cải tổ đội bóng mới cũng luôn phải trải qua giai đoạn “nằm gai nếm mật”.

Như trường hợp huấn luyện viên Aime Jacquet từng bị chỉ trích rất nặng nề từ khi dẫn dắt tuyển Pháp vào năm 1993, sau đó là thời gian “khủng hoảng” của ông trước sức ép nặng nề của báo chí Pháp. Nhưng ông đã trụ vững đến khi cùng tuyển Pháp đăng quang chức vô địch World Cup 1998 và ngay lập tức sau đó ông tuyên bố ra đi!

Hay như HLV Shin Tae Yong. Kể từ khi đến Indonesia vào năm 2020, ông đã gặp rất nhiều thất bại trước Việt Nam, Thái Lan, Malaysia… Giai đoạn đầu ông cũng bị giới truyền thông và người hâm mộ Indonesia “ném đá” dữ dội. Nhưng Shin Tae Yong vẫn được Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) đặt trọn niềm tin cho đến khi hái quả ngọt.