Sở hữu một ngôi nhà riêng có lẽ là mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, người phụ nữ này đã quên mất nó trong suốt 28 năm. Để rồi, bà gặp phải hàng loạt những rắc rối sau đó.
Sở hữu một ngôi nhà riêng có lẽ là mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, người phụ nữ này đã quên mất nó trong suốt 28 năm. Để rồi, bà gặp phải hàng loạt những rắc rối sau đó. Chi hơn 1,1 tỷ đồng mua nhà nhưng để quên suốt 28 năm
Năm 1992, cô Trương đã chi 332.000 NDT (khoảng 1,1 tỷ đồng) để mua một căn nhà rộng 144 m2 ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Vào thời điểm đó, người phụ nữ này sở hữu hàng loạt bất động sản đứng tên mình. Sau khi bận công việc, cô Trương chỉ cầm hợp đồng mua bán nhà mà chưa làm giấy chứng nhận bất động sản. Dường như, người phụ nữ này cũng quên hẳn căn nhà của mình
Vài năm sau, để có cơ hội phát triển sự nghiệp cô Trương đã ra nước ngoài làm việc. “Trước khi đi, tôi có nhìn thấy bản hợp đồng mua bán căn nhà này khi đang dọn hành lý. Tôi cũng nhớ ra mình chưa làm giấy chứng nhận bất động sản. Tuy nhiên do lịch trình dày đặc nên tôi nghĩ rằng chỉ cần trong tay có bản hợp đồng sau này về nước sẽ xử lý sau”, cô kể lại.
Sau khi làm việc ở nước ngoài được vài năm, cô dần có chỗ đứng trong công việc và thích nghi với cuộc sống mới. Chính vì thế, gia đình cô đã chuyển ra nước ngoài sinh sống và định cư.
Năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát ở khắp mọi nơi. Điều này khiến hàng loạt nhà máy, công ty trong và ngoài nước phải dừng hoạt động. Công việc của cô cũng bị ảnh hưởng và phải nghỉ dài ngày. Lúc này, cô Trương quyết định dành thời gian để làm giấy chứng nhận bất động sản cho căn hộ ở Thâm Quyến mà mình đã mua cách đây 28 năm.
Bất ngờ phát hiện có người sinh sống bên trong
Tháng 4/2020, cô gửi hợp đồng mua nhà qua đường bưu điện và uỷ quyền cho anh trai, ông Giang ở nhà giải quyết. Sau khi nhận được giấy tờ, người đàn ông này đã tìm đến đúng địa chỉ.
Tuy nhiên, khi vừa đến, ông giật mình khi thấy trước cửa có dán câu đối, tức có người sinh sống tại đây. Ngay lúc đó, ông đã kiểm tra ngay địa chỉ và nhớ lại lời kể của em gái. Ông Giang chắc chắn rằng, lúc mua, căn hộ của em gái mình rất thô sơ, chưa được cải tạo. Trong suốt 28 năm, người em cũng không cho ai thuê.
Lúc này, ông nghi ngờ việc có người đã ngang nhiên vào đây sinh sống trong thời gian dài. Lập tức, ông Giang liên hệ với ban quản lý toà nhà và kể lại toàn bộ sự việc. Người này cho biết, họ không nắm rõ về sự việc này, chỉ biết chủ nhà là người tên Linh. Phí dịch vụ của chung cư vẫn được người này đóng đều dưới tên Linh.
Sau đó, ban quản lý toà nhà đã hỏi thăm những người hàng xóm xung quanh về người đang sinh sống tại đây. Một số người nói rằng gia đình này đã chuyển đến và sống tại đây từ 10 năm trước.
Sau khi biết được vụ việc, những hàng xóm sinh sống xung quanh rất hợp tác. Họ đã cung cấp số điện thoại của người này cho ông Giang. Ngay lập tức, ông kết nối với người đàn ông tên Linh để hỏi rõ về sự việc này.
Tuy nhiên, anh ta cúp máy ngay khi ông Giang đưa ra một vài câu hỏi. Khi gọi lại, người này không chịu bắt máy. Ông vô cùng tức giận về cách xử lý này. Bởi không những chiếm nhà của em gái ông, mà người đàn ông này còn giữ thái độ không hợp tác.
Kết nối qua điện thoại không được, ông quyết định nhờ ban quản lý toà nhà hỗ trợ. Đúng 6h tối cùng ngày, người đại diện toà nhà đã cùng ông đến gặp ông Linh. Sau khi gõ cửa, ông Giang đã giải thích mục đích của mình. Tuy nhiên, Linh chỉ nói rằng ông đã mua nhà bằng tiền của mình, rồi đóng cửa lại luôn. Dù ông Giang gõ cửa như thế cũng không chịu mở.
Trước thái độ không hợp tác, ông Giang đã phải bàn bạc với em gái nhằm tìm hướng giải quyết. Bởi dù gì, người này sẽ phải trả lại căn nhà cho gia đình ông.
Đòi bồi thường khoản tiền vô lý
Sau đó, ông đã cố gắng liên hệ với ông Linh nhằm giải quyết trong êm đẹp. Tuy nhiên dù gọi bao nhiêu cuộc, ông Linh cũng nhất định không chịu nghe máy. Không còn lựa chọn nào khác, ông Giang đã trình báo vụ việc với cảnh sát nhằm được hỗ trợ.
Ngay lập tức, cảnh sát đã sắp xếp một buổi để 2 bên gặp mặt và trao đổi về căn nhà. Người đàn ông tên Linh khai rằng thực tế ông đã mua căn nhà bằng tiền của mình. Tuy nhiên, giấy tờ đã bị mất nên không đưa ra đây được. Thậm chí, người này còn có thái độ bất bình bình khi cho rằng mình là người bị hại.
Ông Giang nghe xong cũng rất hoang mang. Họ đã sống ở nhà của em gái ông hơn 10 năm nhưng lại bị nói mình là nạn nhân. Chia sẻ thêm người tên Linh cho biết, cách đây 10 năm, họ đã gặp được một người tự xưng là chủ của căn nhà này. Anh ta nói rằng cần bán gấp căn nhà với mức giá rẻ do chuyển công tác.
Lúc đó, anh Linh chỉ là một nhân viên văn phòng, vẫn phải chịu cảnh đi thuê nhà. Nghe thấy có người rao bán căn nhà với mức giá lý tưởng như vậy, anh đã dồn hết tiền tiết kiệm và xin thêm bố mẹ một khoản để sở hữu.
Sau khi chuyển khoản toàn bộ số tiền, người này hẹn anh Linh một tuần sau sẽ làm giấy tờ mua bán nhà. Tuy nhiên, đến ngày, anh không thể liên lạc với người mình đã chuyển tiền. Lúc này, anh Linh nhận ra mình đã bị lừa. “Khi đó, tôi đã gọi cảnh sát nhưng do thiếu chứng cứ nên điều việc điều tra không có được kết quả.
Không còn cách nào khác, anh Linh chấp nhận vay tiền sửa chữa căn nhà và dọn vào ở. Lúc đầu, anh khá lo lắng vì sợ có người sẽ đến đòi nhà. Tuy nhiên, sau 1 rồi đến 2 năm, không ai đến tìm, anh Linh yên tâm sống tại đây và coi đó như căn nhà của mình.
Nghe xong, ông Giang bàng hoàng và thông cảm với trải nghiệm của ông Linh. Dẫu sao, ông vẫn yêu cầu gia đình người đàn ông này chuyển ra ngoài càng sớm càng tốt. Tuy nhiên khi nghe đến đây, ông Linh bất ngờ yêu cầu chủ của căn hộ này phải bồi thường chi phí cải tạo nhà, khoảng 200.000 NDT (668 triệu đồng).
“Ông đã sống miễn phí trong nhà của em gái tôi hơn 10 năm khi chưa có sự cho phép. Tại sao bây giờ lại đòi hỏi vô lý như vậy?”, ông Giang tức giận và nói. Nhận thấy ông Linh đưa ra những yêu cầu một cách vô lý, ông Giang rời đi và không tiếp chuyện.
Sau khi về nhà, ông Giang liên liền liên hệ với luật sư nhằm tìm sự hỗ trợ. Vị luật sư cho biết nếu không thể chứng minh mua được căn nhà này một cách hợp pháp, ông Linh buộc phải dọn ra khỏi nhà. Cô Trương hoàn toàn có thể yêu cầu ông Linh bồi thường tiền thuê nhà hơn chục năm. Thậm chí, cô có thể yêu cầu gia đình đang ở phải chịu trách nhiệm pháp lý về việc chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
Ngay sau đó, ông Giang đã gọi lại cho ông Linh nhằm chuyển lời của vị luật sư và yêu cầu phải chuyển đi đúng hạn. Bởi nếu không người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý và bồi thường tiền thuê nhà.
Khi thấy nhà ông Giang có thái độ cứng rắn và sẽ khởi kiện. Trong 1 tuần sau đó, ông Linh đã chuyển ra mà không nhận được một đồng nào.
Theo Toutiao
Hiện tại, giá nhà đất ở nhiều nơi, nhất là căn hộ tại các đô thị lớn như TP.HCM vẫn tăng dù ít người “xuống tiền”, khó bán.
Giá căn hộ không giảm
Báo cáo về thị trường bất động sản quý 1 của nhiều doanh nghiệp đều cho thấy bức tranh chung của thị trường là giá không giảm, đặc biệt giá căn hộ.
Tại báo cáo thị trường của Batdongsan (thành viên Tập đoàn PropertyGuru) công bố ngày 11-4 cho thấy giá bất động sản tại nhiều địa phương có xu hướng tăng. Cụ thể, giá rao bán nhà phố tại Hà Nội và TP.HCM tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. Giá rao loại hình căn hộ bình dân ở TP.HCM tăng 13%. Ở phía Nam, tỉnh Bình Thuận cũng ghi nhận giá rao bán đất nền tăng đến 25% so với quý trước nhờ thông tin thông xe tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết.
Trong khi đó, báo cáo cùng ngày của CBRE Việt Nam cũng cho thấy thị trường căn hộ TP.HCM đã có sự cải thiện về nguồn cung mới với gần 2.900 căn hộ được chào bán ra thị trường, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, số lượng dự án mới tại TP.HCM vẫn rất hạn chế với chỉ ba dự án mới.
Theo CBRE, số lượng căn hộ bán được trong quý 1 chỉ khoảng 960 căn, giảm 17% so với quý 4-2022. Trong đó, tỉ lệ bán của các dự án mới chỉ đạt khoảng 28%.
CBRE đánh giá giá bán căn hộ trung bình trong quý 1 tăng 2% so với quý trước và 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện mức giá phổ biến là trên 60 triệu đồng/m².
Tuy nhiên, các chính sách bán hàng đã có nhiều sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình thị trường, đặc biệt là chính sách thanh toán. Cụ thể, có dự án chỉ cần đóng 5% giá trị căn hộ là có thể ký hợp đồng mua bán và thanh toán 35% giá trị căn hộ cho tới khi nhận nhà.
Nhiều chủ đầu tư cũng chủ động hỗ trợ lãi vay với mức hỗ trợ cao hơn hoặc trong thời gian dài hơn để có thể tiếp tục thu hút khách hàng.
Giá căn hộ vẫn tăng nếu eo hẹp nguồn cung
Còn báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy đối với thị trường bất động sản nhà ở, tỉ lệ tiêu thụ chung của toàn thị trường quý 1 đạt khoảng 11%, tương đương hơn 2.700 giao dịch, bằng 50% cùng kỳ năm ngoái.
Theo VARS, nhu cầu thị trường cao nhưng lượng giao dịch thấp do nguồn cung chủ yếu là các sản phẩm đầu tư và cao cấp, không phù hợp với nhu cầu thực sự cũng như khả năng chi trả của người dân. Trong đó, hơn 72% lượng giao dịch là căn hộ cao cấp.
VARS nhận định giá căn hộ cao cấp ở các thành phố lớn tiếp tục ghi nhận ở ngưỡng cao do các dự án mới mở bán chủ yếu là dự án cao cấp, trung bình 51 triệu đồng/m² tại Hà Nội và 74 triệu đồng/m² tại TP.HCM.
Còn với các dự án phù hợp với nhu cầu thực, đầy đủ pháp lý và có thanh khoản, VARS cho hay vẫn có dấu hiệu tăng giá.
VARS dự báo với phân khúc chung cư, giá căn hộ phân khúc bình dân, trung cấp ở các thành phố lớn sẽ không giảm, thậm chí tăng nếu nguồn cung không được cải thiện.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về thực trạng này, lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản cho biết đối với thị trường TP.HCM, các dự án căn hộ đang phát triển, có đầy đủ pháp lý sẽ rất khó để giảm giá. Thực tế, các doanh nghiệp này sẽ “một mình một ngựa” để chào hàng trong khi thị trường không có nhiều nguồn cung mới. Đây là lý do khiến cho ai cũng than khó khăn, thị trường ảm đạm nhưng giá căn hộ vẫn tăng.
Vị này cho biết giải pháp để kéo giảm giá là tăng nguồn cung nhà ở phù hợp nhu cầu ở thực, tạo sự cạnh tranh về nguồn cung thông qua tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý và vốn cho thị trường.