×

Thông tin trường hợp xây nhà bị tháo dỡ và phạt tiền

Theo quy định việc xây nhà trên đất nông nghiệp là vị phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính theo quy định.

Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không?

Khái niệm về đất nông nghiệp chính là tất cả các loại dất sử dụng với mục đích như trồng trột, chăn nuôi, trồng rừng, lâm nghiệp, phòng hộ đê điều, nuôi trồng thủy hải sản, trồng lúa, trồng hoa màu, trồng cây lâu năm… Như vậy, tất cả những loại đất dùng làm tư liệu sản xuất, không phải đất thổ cư – Đất ở đều là đất nông nghiệp.

Các loại đất này chỉ phục vụ cho sản xuất, và phục vụ cho những lợi ích nhất định của xã hội nên không được phép xây nhà để ở. Chính vì vậy, những trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp hoàn toàn vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định đã ban hành.
truong hop xay nha tren dat nong nghiep bi phat len toi 500 trieu dong
Mực phạt khi xây nhà trên đất nông nghiệp?

Điều 9, 10, 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định rõ khi sử dụng đất sai mục đích, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp mà không chuyển mục đích sử dụng đất thì bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Điều 9 Nghị định này quy định về mức xử phạt khi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

+ Cụ thể, với hành vi chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt sẽ tăng theo diện tích vi phạm.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta…
Việc xây nhà trên đất rừng phòng hộ bị phạt lên tới 500 triệu đồng

Việc xây nhà trên đất rừng phòng hộ bị phạt lên tới 500 triệu đồng

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

– Ngoài ra, Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Mức phạt cao nhất lên tới 500 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả.

Related Posts

Cậu bé ngh/èo chỉ vào chiếc vòng cổ của vợ tỷ phú và nói một câu, cô b/àng h/oàng nhận ra b/í m/ật chồng đã che đậy suốt 12 năm

Sài Gòn buổi chiều, ánh nắng vàng rực rỡ chiếu qua những tán cây trên đại lộ Lê Lợi, nơi dòng người tấp nập qua lại. Trong…

Chín năm tôi sống trong sự t:;:ủi nh;;ục, tự ti, cố gắng thay đổi bản thân để lấy lại tình yêu của chồng nhưng vô ích

Tôi là Hạnh, 38 tuổi, từng là một cô gái rạng rỡ với ước mơ và nụ cười luôn nở trên môi. Chín năm trước, tôi kết…

Hóa ra Sam có một người bố “nuôi” có thân thế khô:ng n:gờ: Quan to cấp tướng trong quân đội

Bố nuôi của Sam hiếm hoi lộ diện để chúc mừng con gái cưng. Sự xuất hiện của bố nuôi diễn viên Sam ở sự kiện mới đây thu…

Giờ đã rõ bố nuôi của Sam là ai

Bố nuôi của Sam hiếm hoi lộ diện để chúc mừng con gái cưng. Sự xuất hiện của bố nuôi diễn viên Sam ở sự kiện mới đây thu…

L:ộ diện người bố nuôi mang hàm tướng của Sam

Bố nuôi của Sam hiếm hoi lộ diện để chúc mừng con gái cưng. Sự xuất hiện của bố nuôi diễn viên Sam ở sự kiện mới đây thu…

Toàn bộ hình ảnh vợ Quý Bình và con gái riêng xuất hiện trong ngày lễ

Vợ Quý Bình mắt sưng húp, khuôn mặt tiều tuỵ khiến ai cũng xót xa. Mới đây, gia đình đã tổ chức lễ cúng thất đầu tiên…