Với mọi người Việt Nam, Vua Hùng đã từ lâu trở thành biểu tượng quan trọng, được coi là người đã đóng góp quan trọng trong việc thành lập nhà nước Văn Lang – nhà nước đầu tiên của nước ta. Việc thờ cúng Vua Hùng của người Việt được UNESCO công nhận là một phần của Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Mặc dù có nhiều truyền thuyết xoay quanh thời kỳ của Vua Hùng, song việc có 18 đời vua trong thời kỳ này được xem là có căn cứ. Sự thật này đã được chứng minh bằng nhiều di tích và tài liệu cổ. Có vô vàn vấn đề gây tò mò về Vua Hùng với hậu thế, trong đó nhiều người đến nay vẫn thắc mắc về họ thật của Vua Hùng.
Vua Hùng họ thật là gì, đến cả sử gia cũng khó trả lời
Mặc dù bắt đầu tên hiệu bằng từ “Hùng”, nhưng đó không phải là họ của Vua Hùng. Xưa kia tên họ và hiệu khác nhau. Theo đó, trong cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có viết, vua Đế Minh – cháu 3 đời của vua Thần Nông trong một lần đi tuần thú phương Nam đã bắt gặp nàng tiên cá ở núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Sau khi hai người ở với nhau thì sinh được một người con, đặt tên là Lộc Tục. Sau này, Lộc Tục trở thành vua xứ Nam (khu vực từ núi Ngũ Lĩnh đến phía Nam), xưng gọi Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ.
Kinh Dương Vương kết hôn với con gái Động Đình Hồ quân là Long nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sau này, Sùng Lãm nối ngôi tự xưng Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng, được xem là tổ tiên của người Việt ta sau này. Trong số trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, có 50 người con theo mẹ lên núi, tự phong làm Hùng Vương (hay còn gọi là Vua Hùng), thay nhau nối ngôi cai trị đất nước, lập nên thời đại Hồng Bàng kéo dài đến năm 258 TCN.
Đến nay, những dữ kiện xoay quanh việc 18 đời Vua Hùng có thật sự tồn tại hay không vẫn còn để lại nhiều tranh cãi. Nếu suy xét theo gia phả thì Vua Hùng đầu tiên là Kinh Dương Vương, tên là Lộc Tục thì sẽ có họ Lộc. Tuy nhiên, Lạc Long Quân lại tên là Sùng Lãm, điều này được giải thích do ngày xưa, hầu hết các dân tộc đều theo chế độ mẫu hệ nên có lẽ theo họ của mẹ. Tuy nhiên, các nhà sử học lại không đồng ý với quan điểm này. Theo họ, thời Vua Hùng nước ta chưa có họ. Phải đến thời kỳ Bắc thuộc, sau công nguyên thì họ người ở Việt Nam mới xuất hiện.
Vị PSG.TS này nói: “Đây là những nhân vật thần thoại chứ không phải nhân vật lịch sử, kể ra mang tính biểu tượng, để giải thích ra cuội nguồn dân tộc. Chính vì thế, chúng ta không nên hiểu như phả hệ của một dòng họ”.
Triều đại Hùng Vương được truyền qua 18 đời
Tại sao 18 đời vua mà chỉ có 1 ngày giỗ?
Theo dòng thời gian của các truyền thuyết và huyền thoại, 18 đời vua Hùng đã trị vì hơn 2.600 năm. Nếu chia trung bình, tuổi thọ của mỗi vị vua kéo dài khoảng 150 năm. Lý giải điều này, một số học giả cho rằng thực chất 18 vua Hùng không phải là 18 cá nhân cụ thể mà là 18 chi, mỗi chi có nhiều vua lần lượt trị vì và có chung vương hiệu. Ngay cả con số 18 cũng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, quy ước cho thấy nhà Hùng đã trải qua nhiều đời, vì 18 là bội số của 9 – một con số thiêng liêng đối với người Việt. Vậy nhiều vua Hùng như thế mà chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thì đây là ngày giỗ của vị vua nào?
Truyền thuyết kể rằng Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau đó kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Từ đây ta có thể thấy Hùng Vương là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương, là niên hiệu được dùng cho hàng chục triều vua tiếp sau đó. Như vậy, giỗ tổ Hùng Vương ở đây phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương, để tưởng nhớ vị tổ phụ đã khai sinh ra đất nước.
Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vua nào? Có một số tài liệu lịch sử ghi lại, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh có đề: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”.
Đền Hùng là nơi thờ phụng và là nơi gắn liền với lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương
Các đời vua khác sau này cũng luôn ghi nhớ, khẳng định vai trò các vua Hùng trong việc xây dựng giang sơn. Chính vì thế mà hàng năm, người Việt dành một ngày để tưởng nhớ những người đã xác lập và xây dựng nên đất nước – các vua Hùng nói chung.
Nói về ngày Giỗ Tổ, sự kiện có từ thời Thục Phán – An Dương Vương, nhằm khẳng định vai trò của thời đại các vua Hùng đã xây dựng giang sơn. Chính vì thế mà hàng năm luôn để một ngày để tưởng nhớ những người đã xác lập và xây dựng lên đất nước – các vua Hùng nói chung.
Tuy nhiên, ngày giỗ này không phải lúc nào cũng là 10/3. Xưa kia, người dân thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của từng người, và đền thờ các vua Hùng đã luôn nhộn nhịp nô nức suốt cả năm chứ không định rõ ngày nào.
Điều này khiến cho thời gian lễ bái kéo dài liên miên, gây tốn kém tiền của, lại không bày tỏ được lòng thành kính của toàn dân. Chính vì vậy mà Tuần phủ Phú Thọ là ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc lễ.
Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất Cội nguồn – xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.
Khu di tích đền Hùng (Phú Thọ)