Mới đây, một tài khoản đã đăng đàn bức xúc khi cho rằng hai vợ chồng cô bị tiếp viên hàng không của hãng VNA xem thường chỉ vì ăn mặc khá bình dân, giản dị khiến cô phải xấu hổ thay.

Không biết 2023 có phải là một năm đại hạn của ngành hàng không hay chăng khi hết bê bối này đến bê bối khác liên tiếp xảy ra. Từ vụ tiếp viên vận chuyển chất cấm đến cơ trưởng Phạm Hà Duy bị sa thải chỉ vì dương tính với chất cấm, tiếp viên điều hành đường dây “mua bán rau răm”.

Chưa dừng lại đó, mới đây, một tài khoản mạng xã hội Xuân Shop Việt Nhật còn bức xúc khi cho rẳng cùng là đi vé hạng thương gia của một hãng hàng không có tiếng VNA nhưng lại bị phân biệt đối xử, vẻ bề ngoài quan trọng đến thế sao.

Hãng hàng không VNA bị tố phân biệt, xem thường khách ăn mặc rách rưới dù đi hạng vé thương gia - Hình 1

Cụ thể, Xuân Shop Việt Nhật đã lên tiếng tố nhân viên hãng hàng không VNA phân biệt đối xử với khách. Thấy người Nhật mặc vest thì lịch sự cúi chào như bổ củi, còn mình mặc quần đùi áo phông dù mua vé thương gia nhưng họ vẫn bảo nhầm chỗ rồi, giải thích mãi mà vẫn bảo khách nhầm.

“Bình thường đi Vietjet không sao, mà hôm nay ông Tuấn ổng trả đặt vé kiểu gì mà nhầm sang Vietnam Airlines và thậm chí là vé hạng thương gia. Thế là đi đến sân bay, làm thủ tục, hai vợ chồng ăn mặc như thế này, chị nhân viên ở sân bay anh chị bảo anh chị đi nhầm chỗ dù đã check mã rồi. Nhưng vẫn bảo đi nhầm chỗ, ngại ghê, biết bao nhiêu người nhìn. Khổ ghê.

Lần sau hứa không bao giờ nhầm vé nữa. Mệt mỏi lắm, áp lực lắm. Đi hành khách quá. mà công nhận các chị, cùng vé, khi các anh chị Nhât mặc vest, các chị cúi chào lịch sự, còn mặc áo rách thế này không được đi Vietnam Airline. Phân biệt thế cơ chứ”, cô bức xúc nói.

Hãng hàng không VNA bị tố phân biệt, xem thường khách ăn mặc rách rưới dù đi hạng vé thương gia - Hình 2

Sau khi bài viết phốt về thái độ phân biệt đối xử đã nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng. Nhiều người cho rằng nghệ tiếp viên hàng không cũng là nghề phục vụ cho khách hàng chứ không phải cao sang quyền quý gì cả mà lại có thái độ phân biệt như thế.

“Nhiều khi làm tiếp viên hàng không mà không hiểu rõ phận mình chỉ là “Tiếp viên”. Làm nghề phục vụ mà nghĩ mình là ông nội luôn”, “Đúng kiểu thấy sang bắt quàng làm họ, nhìn nông dân thì cầm tiền nhiều nó lại nghĩ mình ăn cắp ở đâu. Khinh mấy loại như vậy”, “Tôi mà giàu tôi cũng mặc đồ như vậy xem người ta đối xử với mình sao rồi quay xe cho nó quê chơi. Mà tiếc cái là tao nghèo nên người ta đối xử với mình sao cũng kệ chứ tiền đâu mà quay xe”, “Ui, mình cũng có lần đi VNE từ nhật về, nó khinh ng ớn luôn, hỏi nước uống mà nó lờ đi như ko nghe thấy. Tiếp viên gì toàn xấu ng xấu nết. Đi bambo nhìn trai gái xinh mà thích”,….một số tài khoản bức xúc lên án.

Hãng hàng không VNA bị tố phân biệt, xem thường khách ăn mặc rách rưới dù đi hạng vé thương gia - Hình 3

Đây cũng không phải là lần đầu tiên mà hãng hàng không VNA bị khách hàng tố xem thường.

Còn nhớ vào năm 2015, anh N. – một khách hàng VIP của hãng hàng không này cho rằng dù đã được Vietnam Airlines (VNA) trao thẻ Bạch kim (Platinum) – hạng thẻ cao nhất của VNA nhưng trong một tháng vừa qua, anh và các đồng nghiệp thường xuyên bị đẩy xuống cuối ngồi hoặc những chỗ bất tiện trên máy bay.

Cũng theo anh N.N, trước đây, hành khách thẻ Vàng và Bạch kim được ưu tiên và đặt trước chỗ ngồi khu vực phía sau khoang Business – là khu vực có khoảng không rộng hơn so với hạng ghế thường và việc lên xuống máy bay thuận tiện hơn. Ghế ngồi khu vực này còn mang tính biểu tượng – dành cho khách hàng VIP của hãng.

Hãng hàng không VNA bị tố phân biệt, xem thường khách ăn mặc rách rưới dù đi hạng vé thương gia - Hình 4

Tuy nhiên, từ khi chuẩn bị lên hãng HK4 Star, VNA đã bỏ chế độ này và yêu cầu khách hàng – kể cả là có thẻ Bạch kim muốn có chỗ thì phải check-in online từ trước. Kết quả là khách hàng VIP bị đẩy xuống phía dưới.

“VNA có vẻ cố tình không hiểu rằng với các khách hàng thường xuyên thì có nghĩa là họ rất bận rộn và quyết định bay trong vòng nửa ngày nên không có thời gian hoặc cơ hội check-in sớm. Chưa kể, tôi đã thử một hai lần check-in online thì chỉ thành công được một lần duy nhất do mạng của VNA không ổn định, hay báo lỗi. Nếu có check-in được cũng vẫn xuống giữa hoặc cuối vì không thể đăng ký trước 12-24h”, anh N.N bức xúc.

“Nhân viên quầy check-in tại sân bay cũng cho biết, nhiều khách hàng VIP kêu nhưng cũng không thể giải quyết được”, hành khách này cho biết thêm.

Hãng hàng không VNA bị tố phân biệt, xem thường khách ăn mặc rách rưới dù đi hạng vé thương gia - Hình 5

Ngay sau khi bài đăng được chia sẻ, rất nhiều những khách hàng thân thiết của VNA cũng lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này.

Thành viên N.T.H cho biết đây là thực trạng khiến nhiều khách hàng có thẻ Bạch kim khá bức xúc.

“Nhiều khách Platinum bức xúc lắm, hỏi ra thì biết VNA làm vậy để khuyến khích khách hàng check online nhằm giảm tải check in, giảm chi phí vận hành quầy, giảm thời gian trễ chuyến… nhưng cách thức marketing lấy lợi ích của nhóm khách hàng này chuyển cho nhóm khách hàng khác chứ không phải gia tăng lợi ích dường như đang đi ngược lại vào chính sách phân khúc khách hàng. Nhiều khả năng phương án này được đưa ra khi VNA lợi dụng yếu tố “trung thành bắt buộc” của khách hàng Platinum, VIP do chúng ta ngại và khó chuyển đổi hãng…. Làm thế này thì khoang phổ thông đặc biệt trên máy bay có ý nghĩa gì nhỉ?”, một hành khách khác cho biết.

“Nhân viên quầy check-in tại sân bay cũng cho biết, nhiều khách hàng VIP kêu nhưng cũng không thể giải quyết được”, hành khách này cho biết thêm.

 

Ngay sau khi bài đăng được chia sẻ, rất nhiều những khách hàng thân thiết của VNA cũng lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này.

Thành viên N.T.H cho biết đây là thực trạng khiến nhiều khách hàng có thẻ Bạch kim khá bức xúc.

“Nhiều khách Platinum bức xúc lắm, hỏi ra thì biết VNA làm vậy để khuyến khích khách hàng check online nhằm giảm tải check in, giảm chi phí vận hành quầy, giảm thời gian trễ chuyến… nhưng cách thức marketing lấy lợi ích của nhóm khách hàng này chuyển cho nhóm khách hàng khác chứ không phải gia tăng lợi ích dường như đang đi ngược lại vào chính sách phân khúc khách hàng. Nhiều khả năng phương án này được đưa ra khi VNA lợi dụng yếu tố “trung thành bắt buộc” của khách hàng Platinum, VIP do chúng ta ngại và khó chuyển đổi hãng…. Làm thế này thì khoang phổ thông đặc biệt trên máy bay có ý nghĩa gì nhỉ?”, một hành khách khác cho biết.