Ca sĩ Julie (trước 1975 có nghệ danh là Julie Quang) sinh ngày 18 tháng 1 năm 1951, mang hai dòng m.áu Việt – Ấn. Cô được yêu mến bởi giọng hát đặc biệt, cùng nhan sắc thu hút đầy mê hoặc.
Julie xuất thân trong một gia đình có 6 anh, chị em. Cha cô là một người lính (người Ấn Độ) trong quân đội Pháp tham chiến tại Việt Nam (trước năm 1954). Mẹ cô là bà Phạm Thị Hoài quê ở Cần Thơ. Bà cũng được biết là nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác ca khúc mang tên Mái Tóc Chị Hoài.
Julie kể trong hồi ký rằng: mẹ cô một mình nuôi các con ăn học; cho dù rất nghèo và thiếu thốn nhưng mẹ vẫn cố gắng lo cho cô và các em theo học tại trường Pháp – bởi bà không muốn con mình phải chịu thiệt thòi. Bà cũng không hề tiếc tiền khi phải chắt chiu từng đồng mua cho cô sách nhạc hoặc tuyển tập thuộc nhạc thuộc dạng xa xỉ để cô nuôi dưỡng tâm hồn đam mê nghệ thuật.
Được sự khuyến khích của mẹ, Julie bước vào con đường nghệ thuật bằng cách đi hát với những ban nhạc trẻ. Vào những năm cuối thập niên 60, cô hát nhạc Anh, Pháp cho các căn cứ quân đội Hoa Kỳ ở một số tỉnh như Long Bình, Biên Hòa, Nha Trang, Buôn Mê Thuột, Tân Sơn Nhất…
Trong một lần đi hát cô tình cờ gặp gỡ Duy Quang – là con trai của nhạc sĩ Phạm Duy. Sau khi gặp gỡ họ cùng nhau ca hát tại Nha Trang (trong khoảng thời gian 1968-1970), dần dần Julie và Duy Quang trở thành một cặp đôi đẹp cả trên sân khấu lẫn ngoài đời.
Trong Tự truyện Môi son Julie, cô đã viết:
“… Thời gian khởi đầu ca hát, những năm cuối thập niên 1960, tôi t.uổi teen như con thiêu thân, tự mình chắp đôi cánh nhung thiên thần “lao vào lửa”. Tự mình lao vào hát nhạc Pháp nhạc Anh… Lúc đó tôi nào biết Duy Quang là con trai nhạc sĩ Phạm Duy.
… Và chúng tôi đã thành lập ban nhạc gia đình: The Dreamers. Nhờ Chàng, tôi bắt đầu tập ca nhạc Việt. Không bao lâu sau, tôi được khán thính giả Việt biết đến với bài Mùa Thu C.hết, nhạc Phạm Duy phổ thơ Apollinaire. Rồi tôi bắt đầu nổi danh với một loạt tình ca thời chinh chiến…”.
Julie cũng kể trong tự truyện của mình rằng: Cô từng không biết Bùi Giáng là ai, dù lúc đó ông ấy đã là một “thi sĩ lẫy lừng tên t.uổi, một thiên tài trong Thi văn nước Việt”. Cô không thuộc thơ, cho nên cũng chưa bao giờ nghe nói tới “ông thi sĩ ngoại quốc Guillaume Apolinaire”…
Cho đến một hôm thi sĩ Bùi Giáng đến thăm nhạc sĩ Phạm Duy. Bố chàng ca sĩ Duy Quang đã giới thiệu Julie với thi sĩ Bùi Giáng. Julie đã hát cho Bùi Giáng nghe. Khi đó, ông đã cầm cây bút chì viết gì đó vào một tờ giấy… Rồi ông khen Julie hát hay, và nói: “Ông và Bố sẽ có bài hát dính liền với tên con!”
Được biết, khi Julie đang hát thì Bùi Giáng dịch bài thơ L’autaumne est morte của thiên tài Guillaume Apolinaire ra tiếng Việt tại chỗ, và cũng trong ngày hôm ấy nhạc sĩ Phạm Duy đã cho ra đời ca khúc Mùa thu c.hết. Bài hát này được cả Phạm Duy và Bùi Giáng dành tặng cho giọng ca Julie.
Ca khúc Mùa thu c.hết cũng là bài hát đầu tiên của Julie được thu thanh vào đĩa nhựa. Đây cũng là bài gắn kết bền chặt với tên t.uổi của nữ ca sĩ lai Ấn – Julie.
Julie Quang từng nói về bài hát Mùa thu c.hết như sau: ” Mùa thu c.hết là một kết hợp của Thi Ca – East meets West (Đông Tây gặp gỡ) – thai nghén và sinh ra bởi những Cổ Thụ như Apolinaire, Bùi Giáng và Phạm Duy thì làm sao không đáp ứng được nhu cầu Thời Thế.
Duyên may cho tôi kết tụ tại đấy… Là người chuyên chở bài hát chẳng đ.ánh Bắc dẹp Nam hay cậy mình tài giỏi, tôi tin rằng đã có người hát hay hơn mình, và sẽ có người thể hiện bài Mùa thu c.hết “tới” hơn Julie Quang…”.
Từ bài Mùa Thu C.hết, thời gian sau đó Julie Quang trở thành một trong những nữ ca sĩ trẻ hát nhạc trữ tình được yêu mến nhất đầu thập niên 1970 với hàng loạt tình khúc thời chinh ᴄhiến.
Julie Quang còn hát nhiều ca khúc khác của Phạm Duy như: G.iết n.gười trong mộng, Huyền thoại trên một vùng biển, Một ngày một đời, Thu ca điệu cô đơn, Thú đau thương, Tưởng như còn người yêu (phổ thơ Lê Thị Ý), Nước mắt mùa thu… và cả Mùa thu còn đó (Châu Kỳ). Giọng của Julie Quang được khán thính giả nhận xét là phù hợp với những bản nhạc buồn thật buồn và đã để lại dấu ấn “Julie Quang” trong lòng khán giả mộ điệu.
Julie Quang và Duy Quang nên duyên vợ chồng. Họ có chung một người con gái tên Phạm Lylan. Thời gian đầu chung sống hạnh phúc, Duy Quang đã viết ca khúc Bài thơ vu quy (phổ thơ Tuệ Mai), bìa là ảnh ca sĩ Julie Quang trong trang phục cô dâu mặc áo váy, đội khăn voan trắng muốt… Tuy nhiên, cặp đôi này đã chính thức ly thân sau nhiều năm bên nhau.
Tuy đã ly thân nhưng đến năm 1978, Julie vẫn bảo lãnh Duy Quang qua Pháp. Một thời gian sau (1980), anh qua Mỹ để đoàn tụ cùng gia đình.
Năm 1997, mẹ của Julie qua đời. Sau đó ít lâu cô cũng quyết định từ giã sân khấu ở t.uổi 50. Giải thích cho việc này, cô nói rằng: cô đã mất đi niềm đam mê và tha thiết với âm nhạc. Có lẽ là vì mẹ chính là người đã gây dựng đam mê âm nhạc cho Julie, nên khi bà không còn thì niềm tha thiết đó cũng đã đi theo.
Khi Duy Quang lâm bệnh nặng hồi năm 2012, Julie là người kề cận chăm sóc nam ca sĩ vào những giờ phút cuối cùng. Julie chăm sóc Duy Quang được 44 ngày. Đến 11 giờ 39 sáng ngày 19/12/2012 tại Bệnh viện Orange Coast- giờ Hoa Kỳ, anh đã về cõi vĩnh hằng.
Nhiều năm qua, Julie chọn sống lặng lẽ cùng con gái bên căn nhà và mảnh vườn nhỏ có đủ loại cây trồng, bình an nhìn ngày tháng đi qua.