Cục Y tế dự phòng vừa đưa ra văn bản đề nghị các đơn vị liên quan nhanh chóng xác định nguồn lây. Trước đó, 1 người ngụ ở Bình Dương có kết quả dương tính với đậu mùa khỉ.

TP.HCM: Bộ Y tế đề nghị xác định nguồn lây 2 ca mắc đậu mùa khỉ, người dân sống trong nỗi lo mới - Hình 1

Tối 25/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM ( HCDC) cho biết đã nhận được thông tin về trường hợp một bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ cư trú tại thành phố. Ngoài ra, 1 người tiếp xúc gần với bệnh nhân này cũng đã được xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, ngày 22/9, một bệnh nhân nam, 25 t.uổi, địa chỉ thường trú tại xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM với các dấu hiệu nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ. Bệnh viện đã lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur TP HCM.

TP.HCM: Bộ Y tế đề nghị xác định nguồn lây 2 ca mắc đậu mùa khỉ, người dân sống trong nỗi lo mới - Hình 2

Một ngày sau đó, kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur TP HCM cho kết quả bệnh nhân này dương tính với virus đậu mùa khỉ. Bệnh nhân đang được cách ly điều trị.

Sau khi phát hiện mắc bệnh, bệnh nhân cho biết có tạm trú tại TP HCM. Sau khi nhận thông tin này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã triển khai điều tra dịch tễ, khoanh vùng xử lý.

Theo điều tra dịch tễ, bệnh nhân ở trọ tại TP HCM. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã tiến hành điều tra tiền sử đi lại, lập danh sách gồm 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân.

TP.HCM: Bộ Y tế đề nghị xác định nguồn lây 2 ca mắc đậu mùa khỉ, người dân sống trong nỗi lo mới - Hình 3

Trong 8 người này, 1 người là bạn của bệnh nhân, hiện cư trú tại tỉnh Bình Dương. Người này vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với đậu mùa khỉ.

Như vậy, tính đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Những người tiếp xúc gần nam bệnh nhân nêu trên cư trú tại TP HCM đã được hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà 21 ngày. Họ cũng được hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn toàn bộ nhà trọ và các vật dụng cá nhân. Những người tiếp xúc gần này hiện ổn định, không có triệu chứng bất thường.

Trong 3 tuần trước khi khởi phát triệu chứng, nam bệnh nhân nêu trên chỉ ở Việt Nam. Hiện tại, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật vẫn tiếp tục điều tra, theo dõi sức khoẻ của bệnh nhân và người tiếp xúc.

TP.HCM: Bộ Y tế đề nghị xác định nguồn lây 2 ca mắc đậu mùa khỉ, người dân sống trong nỗi lo mới - Hình 4

Theo đó, ngày 26/9, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Viện Pasteur TP HCM; Sở Y tế TP HCM; Sở Y tế Đồng Nai và Sở Y tế Bình Dương về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ .

Để kịp thời giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh, kiểm soát dịch kịp thời không để bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ, hạn chế tối đa số mắc và t.ử v.ong, Bộ Y tế đề nghị Viện Pasteur TP HCM, Sở Y tế TP HCM, tỉnh Đồng Nai và Bình Dương tăng cường giám sát phòng chống dịch.

Cục Y tế dự phòng lưu ý cần chủ động phối hợp, khẩn trương điều tra kỹ tất cả các trường hợp tiếp xúc với trường hợp dương tính với đậu mùa khỉ nêu trên để xác định nguồn lây nhiễm nhằm quản lý, xử lý kịp thời ổ dịch (nếu có) không để dịch lây lan rộng ra cộng đồng.

TP.HCM: Bộ Y tế đề nghị xác định nguồn lây 2 ca mắc đậu mùa khỉ, người dân sống trong nỗi lo mới - Hình 5

Tổ chức điều trị trường hợp dương tính, tránh t.ử v.ong, không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị; thực hiện công tác truyền thông bằng nhiều hình thức cho người dân về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống không để người dân hoang mang lo lắng.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát, điều trị và phòng chống nhiễm khuẩn bệnh đậu mùa khỉ.

Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị Viện Pasteur TP HCM tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời các địa phương, đơn vị trên địa bàn về giám sát, lấy mẫu, chẩn đoán và phòng chống lây nhiễm, xử lý ổ dịch bệnh đậu mùa khỉ.

TP.HCM: Bộ Y tế đề nghị xác định nguồn lây 2 ca mắc đậu mùa khỉ, người dân sống trong nỗi lo mới - Hình 6

Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus đậu mùa khỉ – h.ọ h.àng của virus đậu mùa – vốn đã bị xóa sổ vào những năm 1980. Đây là bệnh hiếm gặp ở người, nhưng đã và đang bùng phát ở gần 80 quốc gia trên thế giới với diễn biến vô cùng phức tạp.

Quá trình nhiễm bệnh đậu mùa khỉ được chia làm 2 giai đoạn với các dấu hiệu đặc trưng. Giai đoạn đầu tiên là virus xâm nhập, kéo dài từ 0-5 ngày, triệu chứng đặc trưng là sốt, nhức đầu dữ dội, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau lưng đau cơ và suy nhược cơ thể (thiếu năng lượng). Nổi hạch là điểm khác biệt của đậu mùa khỉ so với những bệnh khác, có biểu hiện ban đầu tương tự như thủy đậu, sởi, đậu mùa thông thường.

TP.HCM: Bộ Y tế đề nghị xác định nguồn lây 2 ca mắc đậu mùa khỉ, người dân sống trong nỗi lo mới - Hình 7

Giai đoạn thứ hai là phát ban trên da, thường biểu hiện trong 1-3 ngày kể từ khi bệnh nhân bị sốt. Phát ban có xu hướng tập trung nhiều ở mặt và tứ chi hơn là thân. Phát ban tiến triển tuần tự, bắt đầu từ việc rát da (chưa nổi mẩn) đến sẩn ngứa (các nốt mẩn nhô cao), sau đó là mụn nước (tổn thương chứa dịch bên trong) và mụn mủ (tổn thương chứa dịch vàng).