×
×

Cán bộ, công chức đi làm cách nhà 30km được mua nhà ở xã hội

Sau sáp nhập, các cán bộ, công chức đi làm cách xa nhà từ 30km trở lên sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội (NOXH).

Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh sáng nay thừa ủy quyền Thủ tướng thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Đi làm xa nhà cách 30km trở lên được xem xét hỗ trợ NOXH

Bộ trưởng Xây dựng cho biết, hiện nay với các địa phương có địa giới hành chính mở rộng sau sáp nhập, việc áp dụng quy định về điều kiện nhà ở để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội tại Luật Nhà ở năm 2023 không còn phù hợp.

“Sau sắp xếp, một số đối tượng trước đây đáp ứng đủ điều kiện “chưa có nhà ở tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án” lại không đủ điều kiện được hưởng chính sách NOXH do thuộc trường hợp được xem là “có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án”, ông Minh nêu rõ.

Bởi vậy, Chính phủ đề xuất điều kiện để mua hoặc thuê NOXH bao gồm các đối tượng chưa được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở, chưa có nhà thuộc sở hữu của mình. Trường hợp đã có nhà thuộc sở hữu thì khoảng cách đến địa điểm làm việc phải từ 30km trở lên. chi9880 1747620686700.jpg.webpBộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh. Ảnh: Quốc hội
Theo Bộ trưởng Xây dựng, hiện nay nhiều người lao động không có khả năng mua NOXH, không đủ tiền thuê căn hộ chung cư thương mại, phải sống trong các dãy nhà trọ cấp 4, thiếu nước sạch, môi trường ô nhiễm.

Nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp mới chủ yếu hỗ trợ cho đối tượng người lao động còn độc thân. Đồng thời, người lao động là người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp cũng chưa được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà lưu trú.

Theo lãnh đạo ngành Xây dựng, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị sự nghiệp công lập mong muốn được thuê nhà ở xã hội để chủ động về chỗ ở cho cán bộ, viên chức, người lao động của mình thì không thuộc đối tượng được thuê nhà ở xã hội.

Ngoài ra, sau sắp xếp bộ máy, thực tế nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải đi xa nơi ở để làm việc. Do đó, cần có chính sách để tạo điều kiện cho họ có chỗ ở. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật chưa cho phép các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, được thuê nhà ở xã hội để bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của mình ở.

Do đó, dự thảo nghị quyết cũng đề xuất cho phép doanh nghiệp, cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được thuê NOXH cho người lao động ở.

Xây dựng cơ chế phòng ngừa trục lợi chính sách

Thẩm tra các nội dung trên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban tán thành sự cần thiết việc ban hành nghị quyết để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư NOXH. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng 1.jpgChủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Quốc hội
“Việc này cũng góp phần nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, gồm cả số cán bộ, công chức, người lao động chịu sự tác động của việc sáp nhập tỉnh, thành trực thuộc trung ương”, ông Tùng nhấn mạnh.

Đại diện Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhận thấy các nội dung về xác định giá bán, giá thuê mua NOXH; điều kiện về nhà ở ở để hưởng chính sách hỗ trợ về NOXH; hoàn trả tiền sử dụng đất, kinh phí bồi thường, hỗ trợ,… cho chủ đầu tư dự án NOXH, là các nội dung mới.

Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp kiến nghị Chính phủ báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp thẩm quyền về các nội dung trên để bảo đảm cơ sở chính trị ban hành nghị quyết.

Đồng thời, cần bổ sung quy định Chính phủ có trách nhiệm xây dựng cơ chế phòng ngừa sơ hở, tiêu cực, tham nhũng, tránh việc trục lợi chính sách gây thất thoát, lãng phí nguồn lực, bảo đảm chất lượng xây dựng NOXH.

“Đây đều là những chính sách mới, lớn, có tác động sâu rộng đến nguồn lực nhà nước, quyền, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhiều giải pháp đột phá rất thông thoáng, tuy cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ sơ hở, lạm dụng dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, lãng phí”, ông Tùng nêu lý do.

Related Posts

Có người nhận nuôi con, họ giàu lắm, sẽ cho con ăn học, sống sun/g sướn/g

Năm tôi 10 tuổi, trong một buổi trưa hè như mọi ngày, cha mẹ gọi tôi ra sân. “Có người nhận nuôi con, họ giàu lắm, sẽ…

Tôi 19 tuổi, đang học năm nhất đại học thì mẹ ngồi gục bên giường bệnh của em trai, đôi mắt thâm quầng

Tôi gả cho ông già 70 để cứu nó sống. 10 năm sau, nó từ mặt tôi. Nhưng tôi… chưa bao giờ là con ngốc — Tôi…

Gọi thợ điện đến sửa, thợ tháo cả bảng ổ cắm ra – và lúc đó, sự thật mới vỡ lở

Ngày cưới của An là một ngày hạnh phúc – không chỉ vì lấy được người mình yêu, mà còn vì ông ngoại tặng cho hai vợ…

Cho đến một ngày, ổ cắm điện trong phòng ngủ bị chập, 2 vợ chồng gọi thợ đến sửa

Ngày cưới của An là một ngày hạnh phúc – không chỉ vì lấy được người mình yêu, mà còn vì ông ngoại tặng cho hai vợ…

Mỗi tháng sau khi nhận lương, bà lại lẳng lặng ghé tiệm vàng gần chợ mua đúng 5 chỉ vàng

Bà Hường là một người phụ nữ đơn thân sống lặng lẽ nơi vùng quê nghèo. Mười năm trước, sau một cuộc hôn nhân đổ vỡ, bà…

Hôm ấy, cả họ tề tựu đông đủ tại căn nhà thờ dòng họ Trần

Hôm ấy, cả họ tề tựu đông đủ tại căn nhà thờ dòng họ Trần, nơi tổ chức giỗ cụ Tổ. Mâm cao cỗ đầy, tiếng cười…