×
×

Lúc tiễn khách ra về, tôi lấy hết can đảm hỏi nhỏ vợ cũ: “Em sống tốt thật đấy!”

Cô ấy chỉ khựng lại một nhịp, rồi gật đầu chào: “Lâu rồi không gặp anh”.

Báo Thanh Niên Việt có bài viết: “Đến nhà sếp ăn cơm, tôi sững người thấy vợ cũ bước ra từ bếp và càng choáng váng hơn khi biết thân phận thật sự của cô ấy”, nội dung như sau:

Suốt hai năm trời, cuộc hôn nhân của tôi cứ lặng lẽ trôi đi, không sóng gió, cũng chẳng ngọt ngào. Nó nhạt nhòa đến nỗi khi kết thúc, cả tôi và cô ấy đều cảm thấy nhẹ nhõm như trút được gánh nặng. Nhìn cái cách cô ấy dứt khoát rời đi, tôi đã từng nghĩ, có lẽ mình đã sai lầm ngay từ đầu.

Vợ cũ của tôi, Mai, là một người phụ nữ dịu dàng, ít nói, sống khép kín và hướng nội. Thế giới của cô ấy gói gọn trong những trang sách, những chậu cây xanh mướt và mấy lớp học trò nhỏ tại nhà. Còn tôi, một người đàn ông luôn quay cuồng với công việc, thích giao tiếp, hướng ngoại và đầy hoài bão. Chúng tôi dần xa cách, chẳng còn tìm được tiếng nói chung.

Thú thật, tôi và Mai như người ở hai thế giới khác nhau. Nếu không vì sự vun vén của gia đình hai bên, có lẽ tôi đã không kết hôn. Bố tôi từng khuyên, chuyện yêu đương thì con tùy ý chọn, nhưng chuyện trăm năm phải tìm người có thể cùng con đi hết cuộc đời.

Nhưng lấy nhau về, tôi mới nhận ra, Mai chỉ thích một cuộc sống bình lặng, luôn muốn sinh con trong khi sự nghiệp của tôi đang trên đà phát triển. Cô ấy chẳng bao giờ chịu hiểu cho những khát vọng của tôi.

Tôi đã từng thẳng thắn nói: “Anh cần một người vợ năng động, sắc sảo, biết giao tiếp, chứ không phải một người cứ lặng lẽ thu mình trong thế giới riêng như em”.

Khi nói ra những lời đó, tôi không hề cảm thấy day dứt. Tôi nghĩ mình đang “thành thật” và ly hôn là giải pháp tốt nhất cho cả hai. Tôi nhanh chóng đi bước nữa chưa đầy một năm sau đó. Còn Mai, tôi không bận tâm, cũng chưa từng tìm hiểu về cuộc sống của cô ấy.

Rồi cái ngày định mệnh ấy cũng đến. Tháng trước, sếp tôi chuyển đến một căn hộ cao cấp và mời vài nhân viên thân thiết đến dùng bữa tối. Tôi đến sớm để giúp sếp chuẩn bị. Căn hộ được thiết kế tinh tế, tối giản nhưng vẫn ấm cúng. Từng chiếc đĩa, tấm rèm cửa, tách trà đều toát lên sự kỹ lưỡng và gu thẩm mỹ của người phụ nữ trong nhà. Tôi thầm nghĩ, một người thành đạt như sếp chắc chắn sẽ không chọn một người vợ xuề xòa. Nghĩ đến người vợ hiện tại của mình, giỏi giang thật đấy, nhưng cả tháng may ra mới nấu cho tôi một bữa cơm nhà.

Khi tôi đang loay hoay tìm đồ khui rượu, một người phụ nữ bước ra từ bếp, trên tay bưng đĩa salad. Chiếc váy trắng đơn giản, mái tóc buộc gọn gàng, nụ cười nhẹ nhàng khiến tôi sững sờ, không tin vào mắt mình: đó là Mai.

Cô ấy khựng lại một giây, rồi khẽ gật đầu chào tôi: “Lâu rồi không gặp anh”.

Tôi cũng cố gắng nở một nụ cười gượng gạo. Đúng vậy, rất lâu rồi, đã bảy năm chứ chẳng ít. Tôi chưa kịp hỏi han gì thì sếp tôi, một người đàn ông thành đạt và quyết đoán, bước vào, khoác vai cô ấy và cười rạng rỡ: “Đây là vợ anh đấy. Các cậu khen căn hộ này đẹp, đồ ăn ngon đúng không? Để anh giới thiệu, vợ anh chính là người đứng sau tất cả. À, cô ấy còn đang đầu tư mấy khu homestay ở Đà Nẵng nữa đấy, rất có gu và rất ‘máu’ kinh doanh nhé!”.

Tôi chỉ biết cười nhạt. Trong lòng như có ai đó dội một gáo nước lạnh, không phải vì ghen tuông mà là vì quá ngỡ ngàng. Người vợ cũ ù lì, nhạt nhẽo như một cục đất trong mắt tôi ngày nào, giờ lại tỏa sáng như một viên kim cương trong tay một người đàn ông khác?

Suốt bữa ăn hôm đó, Mai ít nói. Tôi không thể tin được trái đất lại tròn đến đau lòng như vậy. Cô ấy lặng lẽ rót nước, mỉm cười với mọi người, thỉnh thoảng lại nhìn sếp tôi bằng ánh mắt điềm nhiên, tự tin và dịu dàng – thứ ánh mắt mà tôi chưa bao giờ thấy khi chúng tôi còn chung sống. Ngồi đó, nhìn cô ấy, tôi nhận ra Mai không còn là người phụ nữ hiền lành đến mức mờ nhạt của ngày xưa, mà đã trở thành một người độc lập, tự chủ, biết rõ mình muốn gì và sống đúng với những điều đó.

Sếp tôi thì cứ say sưa kể chuyện, trong mỗi câu chuyện đều không quên nhắc đến “vợ anh” với vẻ đầy tự hào. Cô ấy đã thay đổi quá nhiều, thay đổi đến mức tôi cảm thấy xấu hổ.

Có một cậu nhân viên tò mò hỏi sếp bí quyết để có được một người vợ vừa xinh đẹp vừa giỏi giang như vậy. Anh ta cười đáp: “Các cậu muốn có vợ đẹp thì phải đầu tư cho cô ấy, muốn vợ ngoan thì phải chiều vợ trước, còn muốn vợ giỏi thì phải chấp nhận đồng hành cùng vợ. Vợ chồng anh được cái luôn hỗ trợ lẫn nhau”.

Lúc tiễn khách ra về, tôi lấy hết can đảm hỏi nhỏ Mai: “Em sống tốt thật đấy!”.

Mai nhìn tôi, ánh mắt không hề có sự giận dữ hay tự mãn, chỉ nhẹ nhàng đáp:

“Cảm ơn anh. Thật ra, em bắt đầu sống tốt… từ lúc em không còn cố gắng để vừa vặn với ai nữa”.

Tôi không nói được lời nào. Chỉ nhớ lại những ngày xưa cũ, tôi đã từng chê cô ấy thiếu lửa, thiếu sức sống mà chưa bao giờ hiểu rằng: cô ấy không hề thiếu gì cả, chỉ là không cần phải ồn ào để chứng minh điều đó. Có lẽ, gã đàn ông thất bại chính là tôi.

Báo Thời báo VHNT có bài viết: “Bạn gái đổ cơm của bà nội vào thùng rác ngay lần đầu gặp, cả nhà tái mặt nhưng bố tôi vui mừng giục cưới”, nội dung như sau:

Nhớ lại cái ngày tôi quyết định đưa Hân về ra mắt gia đình, lòng tôi cứ nôn nao, đủ thứ viễn cảnh hiện ra trong đầu. Tôi lo lắm, sợ cô ấy không quen được nếp sống có phần truyền thống, lại là gia đình ba thế hệ như nhà tôi. Nhưng thực sự, tôi không tài nào ngờ được, chuyện khiến cả nhà “đứng hình” lại bắt nguồn từ một việc nhỏ xíu: một mâm cơm và đĩa chả cá.

Bà nội tôi gần 90 rồi, nằm một chỗ đã mấy năm nay vì tai biến. Sức khỏe yếu nên ăn uống cũng khó khăn, mẹ tôi phải chuẩn bị riêng cho bà một mâm nhỏ, toàn cơm mềm, canh nhạt, ít dầu mỡ, chủ yếu là đồ hấp luộc thôi. Mỗi lần ăn, bà không ngồi chung bàn với cả nhà mà ăn trên giường, có cái bàn con kê ngang người. Chuyện này thành lệ rồi, ai cũng quen, chẳng ai thắc mắc.

Trước khi về, tôi có kể sơ qua cho Hân nghe về việc này. Cô ấy cũng không hỏi nhiều, chỉ nhẹ nhàng bảo sẽ để ý. Nghe vậy tôi cũng thở phào nhẹ nhõm. Hân là người hiểu chuyện, tinh tế, nhưng đôi khi cũng thẳng tính lắm. Tôi chỉ mong sao cái buổi ra mắt ấy trôi qua thật êm đẹp.

Buổi ra mắt ban đầu khá xuôi chèo mát mái. Mẹ tôi chuẩn bị bao nhiêu món ngon, còn có cả món chả cá chiên mà bà nội tôi rất thích ngày xưa. Sau khi dọn cơm cho cả nhà xong, mẹ mang phần của bà vào phòng.

Hân đi theo vào, lễ phép chào hỏi bà rồi quay ra, mặt có vẻ đăm chiêu. Tôi cứ nghĩ cô ấy thấy lạ vì bà ăn riêng, nhưng cũng không hỏi thêm. Chỉ vài phút sau, tôi giật mình thấy Hân cầm theo cái vỏ gói chả cá, rồi bước thẳng vào phòng bà, bê nguyên cả mâm cơm của bà ra ngoài.

Chưa ai kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra thì cô ấy đã mở nắp thùng rác và đổ cái đĩa chả cá vào đó cái “soạt”. Tiếng đồ ăn rơi xuống thùng rác khiến cả nhà tôi như chết lặng. Mẹ tôi đứng sững lại, bố tôi từ bàn cơm vội chạy vào, mặt căng thẳng. Còn tôi, tim như bị ai bóp nghẹt, cứng họng không nói được lời nào. Không khí trong bếp lúc đó nặng nề đến ngột thở.

Một lát sau, Hân mới từ tốn giải thích rằng mấy hôm trước cô ấy đọc tin, thấy công ty sản xuất cái loại chả cá mẹ tôi mua bị “bóc phốt” là làm hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cả nhà im phăng phắc. Chẳng ai ngờ cô ấy lại phát hiện ra và phản ứng mạnh mẽ đến vậy. Mẹ tôi cúi đầu, lí nhí nói rằng người bán quảng cáo là chả cá ngon, tốt cho người lớn tuổi nên bà cũng không kiểm tra kỹ. Bà thì bình thường ít xem tin tức nên cũng không biết.

Còn bố tôi, sau một hồi im lặng, ông bất ngờ lên tiếng:

“Vậy là tốt. May cháu nó phát hiện kịp thời.”

Không ai trong nhà trách Hân cả. Trái lại, từ hôm đó, mọi thứ thay đổi thấy rõ. Mẹ tôi bắt đầu quan tâm hơn đến chế độ ăn của bà. Hân còn giúp mẹ liệt kê danh sách các chất cần tránh, ghi thành bảng dán trên tủ lạnh, rồi phổ biến cho bà những loại thực phẩm dễ bị làm giả, làm nhái và không đảm bảo an toàn vệ sinh.

Những món trước đây bà vẫn ăn, giờ được xem xét kỹ lưỡng hơn. Không còn chuyện cứ thấy đồ mềm là mua cho bà ăn nữa.

Tôi ngạc nhiên khi thấy mẹ mình, người mà tôi từng nghĩ sẽ khó chịu với tính thẳng thắn của Hân, nay lại chủ động hỏi han cô ấy từng chút một. Tình cảm giữa hai người dần trở nên thân thiết hơn, không còn sự e dè hay khách sáo như trước.

Bố tôi thì khỏi phải nói. Sau bữa cơm hôm ấy, ông cứ nhắc tôi mãi:

“Lấy vợ mà chọn được người có cái tâm với người già như thế là đáng quý. Nó dám đổ cả mâm cơm để bảo vệ sức khỏe bà, thì sau này cũng sẽ dám làm tất cả để lo cho gia đình. Bố chốt nó làm dâu rồi đấy, cưới đi.”

Hai tháng sau, nhà tôi tổ chức lễ dạm ngõ. Chẳng cần bàn bạc nhiều, mọi chuyện cứ thế mà thuận lợi đâu vào đấy. Ai cũng công nhận, Hân có phần “mạnh tay”, nhưng cái sự “mạnh tay” đó lại xuất phát từ lòng tốt và sự hiểu biết. Và trong cuộc sống này, đâu phải ai cũng đủ can đảm để làm điều đúng đắn trong khi người khác còn đang chần chừ, do dự.

Nhìn lại cái ngày hôm ấy, tôi thầm cảm ơn hành động quyết liệt của Hân. Đôi khi, chỉ một hành động tưởng chừng như hơi quá đà, như việc đổ mâm cơm vào thùng rác, lại chính là bước ngoặt để cả gia đình thay đổi suy nghĩ, để tình yêu thương được nhìn nhận một cách thiết thực và sâu sắc hơn.

Related Posts

Cô bảo mẫu 20 tuổi ma/ng th/ai sau nửa năm chăm sóc ông lão 70 tuổi, con gái nổi c/ơn ta/m b/ành ch/ất v/ấn thì l/ộ ra b/í m/ật…

Cô bảo mẫu 20 tuổi mang thai sau nửa năm chăm sóc ông lão 70 tuổi, con gái nổi cơn tam bành chất vấn thì lộ ra…

Cứ về nhà là thấy vợ cất khăn tắm, chồng sinh nghi, đến khi lắp camera mới phát hiện s/ự th/ật đ/ộng tr/ời

Cứ về nhà là thấy vợ cất khăn tắm, chồng sinh nghi, đến khi lắp camera mới phát hiện sự thật động trời Minh và Lan cưới…

G/óa vợ 5 năm, ngày chồng đi bước nữa, vợ bất ngờ trở về ti/ết l/ộ sự thật động trời

G/óa vợ 5 năm, ngày chồng đi bước nữa, vợ bất ngờ trở về ti/ết l/ộ sự thật động trời Ngày cưới của Hoàng, sân nhà rộn…

Bác shipper ngh//èo bị một nhóm thanh niên bo//om 6 suất cơm và cái kết chảy nước mắt

Bác shipper ngh//èo bị một nhóm thanh niên bo//om 6 suất cơm và cái kết chảy nước mắt Chiều Sài Gòn, nắng gắt. Mặt đường nhựa bốc…

Thấy nhà gái mang đồ ăn ra bằng mâm nhôm cũ, mẹ chú rể vặn vẹo: “Chắc không đủ tiền thuê nhà hàng!

Buổi dạm ngõ, gia đình nhà gái chuẩn bị chu đáo, bày biện món ăn quê chỉn chu nhưng đơn giản. Đến lúc dọn đồ ra, mẹ…

Hưng Yên buồn nhất hôm nay

Hỏa hoạn tại xưởng tái chế bột đồng, chì và nhôm ở huyện Văn Lâm (Hưng Yên) khiến 4 người tử vong, 3 người bị thương, cột…