Nếu phát hiện người ngồi trên ô tô (kể cả các ghế phía sau) không thắt dây an toàn, CSGT hoàn toàn có quyền xử phạt. Mặc dù vậy, không ít người vẫn chưa nắm rõ quy định này.
Thắt dây an toàn khi đi ô tô là hành động nhằm mục đích giúp giảm thiểu chấn thương nếu không may xảy ra sự cố giao thông. Tại Việt Nam trước đây, hành động thắt dây an toàn chỉ bắt buộc đối với người lái và người ngồi ghế phụ phía trước, mà không đề cập đến người ngồi các ghế phía sau xe. Cụ thể, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, quy định xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn (Khoản 2 Điều 9).
Người ngồi trên xe ô tô bắt buộc phải thắt dây an toàn tại các vị trí có trang bị dây an toàn
Tuy nhiên, năm 2014, Việt Nam chính thức tham gia Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ. Khác với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Công ước quốc tế này có quy định người điều khiển và hành khách trên phương tiện cơ giới có ghế ngồi trang bị dây an toàn thì bắt buộc phải thắt dây an toàn, trừ trường hợp ngoại lệ theo pháp luật nội địa. Với quy định này thì người điều khiển, hành khách ngồi trên xe bao gồm cả người ngồi ở hàng phía trước và người ngồi ở hàng ghế phía sau nếu tại vị trí ghế ngồi trang bị dây an toàn thì bắt buộc phải thắt dây an toàn.
Chính vì vậy, đến tháng 4.2016, Quốc hội chính thức ban hành Luật Điều ước quốc tế (Luật số 108/2016/QH13) có hiệu lực thi hành từ 1.7.2016. Trong đó có quy định trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp. Đồng nghĩa, quy định về việc thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô sẽ áp dụng theo quy định tại Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ.
Mức phạt cụ thể với lỗi không thắt dây an toàn
Song song với quy định từ luật, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP được ban hành cũng lần đầu nêu rõ về thời gian và mức phạt cụ thể với lỗi không thắt dây an toàn khi xe đang chạy với người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô (bao gồm cả người ngồi ở hàng ghế phía trước và người ngồi ở hàng ghế phía sau) nếu tại vị trí ghế ngồi có trang bị dây an toàn. Theo đó, lỗi này chính thức áp dụng xử phạt từ ngày 1.1.2018, mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
Tuy nhiên, đến năm 2019, tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành (có hiệu lực đến thời điểm hiện tại), mức phạt với lỗi không thắt dây an toàn được nâng lên. Cụ thể, phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường; chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn).
Riêng với người được chở trên ô tô, bị phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng nếu không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạỵ
Đáng chú ý, với lỗi không thắt dây an toàn, tài xế vi phạm sẽ không bị áp dụng hình phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Bạn có cài dây an toàn khi ngồi ghế sau ô tô không?
Nhiều người vẫn chủ quan cho rằng không cần cài dây an toàn khi ngồi ghế sau ô tô, vì nếu không may xảy ra tai nạn thì người ngồi trước mới dễ gặp nguy hiểm.
Sử dụng chốt cài dây an toàn giả, hoặc cài dây an toàn ra sau lưng là việc làm khá phổ biến của nhiều người, để đối phó với tiếng “bíp” liên tục phát ra từ trên xe nhắc cài dây an toàn (Ảnh: Reader’s Digest).
Có nhiều lý do dẫn tới việc hiện nay, nhiều người Việt Nam không có thói quen cài dây an toàn khi đi ô tô, nhất là người ngồi ở ghế sau; do mức phạt khá nhẹ, có tính nhắc nhở nhiều hơn là răn đe; việc xử phạt cũng chưa được thực hiện nghiêm và tâm lý chủ quan của người đi ô tô, cho rằng nếu chỉ đi trong thành phố, với tốc độ chậm, thì nếu không may xảy ra va chạm cũng sẽ không nghiêm trọng… Tuy nhiên, thực tế là ai cũng có thể thiệt mạng, hoặc khiến người khác thiệt mạng, nếu không cài dây an toàn, dù ngồi ghế sau hay ghế trước.
Những người không cài dây an toàn có thể nghĩ rằng, ngoài an nguy của bản thân, sự bất cẩn của họ không làm hại người khác, nhưng thực tế không phải vậy.
Theo nghiên cứu của Viện Bảo hiểm An toàn đường cao tốc Mỹ (IIHS), việc cài dây an toàn không chỉ cần thiết cho những người ngồi phía trước, mà cả cho người ngồi hàng ghế sau, bởi ít người chú ý rằng nếu không cài dây an toàn, người ngồi ở ghế sau có thể làm thương, thậm chí gây thương vong cho người ngồi ghế trước khi xảy ra va chạm, vì theo quán tính người ngồi sau sẽ lao mạnh về phía trước, đẩy người ngồi trước lao vào tay lái, trụ A hay điểm va chạm phía trước, dẫn tới nguy cơ gặp chấn thương nhiều hơn.
Hồi năm 2017, kỹ sư nghiên cứu cao cấp Jessica Jermakian của IIHS từng khuyến cáo: “Những người không cài dây an toàn có thể nghĩ rằng sự bất cẩn của họ không làm hại người khác; nhưng thực tế không phải như vậy. Nếu người ngồi sau không cài dây an toàn, thì nguy cơ tử vong trong va chạm trực diện của tài xế sẽ tăng gấp đôi”.
Tuy nhiên, những cảnh báo bằng lời có lẽ không thuyết phục bằng hình ảnh. Đoạn clip dưới đây sẽ cho thấy vai trò của dây an toàn với cả người ngồi ghế trước và ghế sau ô tô khi xảy ra tai nạn:
Dây an toàn được thiết kế để giữ chặt người ngồi ghế khi không may xảy ra va chạm, thay vì lao lên phía trước, đập vào các bộ phận cứng trên xe, như kính chắn gió, vô-lăng, bảng đồng hồ, cửa sổ, lưng ghế trước…, hoặc thậm chí là văng ra khỏi xe.
Ngày nay, ô tô có thể được trang bị hệ thống túi khí hoạt động độc lập hoặc phụ thuộc vào dây an toàn. Nếu hoạt động độc lập, trong trường hợp xảy ra va chạm, túi khí vẫn sẽ bung dù dây an toàn không cài. Trong khi đó, với kiểu hoạt động phụ thuộc, dây an toàn phải cài thì túi khí mới bung.
Với loại xe có túi khí hoạt động độc lập với dây an toàn, nhiều tài xế chủ quan, chỉ dùng chốt giả hoặc cài dây an toàn ra sau lưng, để giải quyết tiếng bíp khó chịu phát ra, mà quên mất yếu tố an toàn của bản thân.
Ngoài ra, hầu hết các xe chỉ có hệ thống nhắc cài dây an toàn cho người ngồi ghế trước; rất ít xe có hệ thống cảnh báo người ngồi hàng ghế sau. Luật pháp nhiều nước cũng bỏ ngỏ quy định về việc cài dây an toàn của người ngồi hàng ghế sau ô tô.
Tại Việt Nam, việc xử phạt hành chính đối với việc người ngồi hàng ghế sau không cài dây an toàn đã được áp dụng từ ngày 1/1/2018.
Quy định về thắt dây an toàn khi tham gia giao thông
Khoản 2 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 về quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ quy định: “Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn”.
Mức phạt với người điều khiển xe ô tô không thắt dây an toàn
Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi:
– Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe ô tô chạy trên đường.
– Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.
Mức phạt với người ngồi trên xe ô tô không thắt dây an toàn
khoản 5 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.
News
Giá xăng dầu 14/11/2024
Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (14/11) được điều chỉnh giảm. Trong đó, giá xăng RON 95 hạ về mức 20.600 đồng/lít. Trên cơ…
Phản ứng của Ninh Dương Lan Ngọc khi Chi Dân vừa bị bắt
Trong lúc dư luận xôn xao không ngừng gọi tên Chi Dân, Ninh Dương Lan Ngọc đang làm gì? Theo tìm hiểu của chúng tôi, nữ diễn…
Tìm ra nguyên nhân khiến ca sĩ Chi Dân vướng vào chất cấm
Từng là ngôi sao với loạt bản ‘hit’, việc Chi Dân tụt dốc trong sự nghiệp và vướng vào ma túy khiến nhiều người tiếc nuối. Báo…
Công an lấy lời khai vụ án của Chi Dân
Ca sỹ Chi Dân, người mẫu An Tây và TikToker Nguyễn Đỗ Trúc Phương bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố, bắt giam để…
Hé lộ đầu mối giúp công an TP.HCM phát hiện
Công an TPHCM phát hiện và bắt giữ nhiều người là người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã…
Cô Tiên từ thiện Trúc Phương bị bắt cùng Chi Dân, An Tây
Người mẫu, diễn viên Andrea Aybar, 29 tuổi, tức Nguyễn Thị An – hay An Tây, bị bắt tạm giam với cáo buộc tàng trữ và tổ…
End of content
No more pages to load