×

TPHCM xuống Bà Rịa – Vũng Tàu phải đi qua đường Đồng Nai, nếu sáp nhập đi lại thế nào?

Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có điều kiện phát triển các tuyến giao thông. Nếu tỉnh này sáp nhập vào TPHCM, việc kết nối đi lại của người dân hiện nay chủ yếu là đường bộ theo quốc lộ 51 và phải qua địa phận Đồng Nai.

Thời gian gần đây, nhiều ý kiến người dân địa phương đặt vấn đề nếu Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương sáp nhập vào TPHCM, hạ tầng giao thông kết nối ra sao, việc đi lại sẽ qua những cung đường nào để được thuận lợi cả về nhu cầu giao thương, lẫn phát triển kinh tế. W-tp vũng tàu nhìn từ trên cao.jpgTP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Huế
Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí đặc biệt, là cửa ngõ hướng ra biển Đông của vùng Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, với TPHCM ở phía Tây, với tỉnh Bình Thuận ở phía Đông, còn phía Nam giáp Biển Đông.

Địa phương này hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như điều kiện phát triển các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển hàng hóa trong nước và đi thế giới thông qua cụm cảng Cái Mép – Thị Vải.

Tuy nhiên, nếu sáp nhập như trên, hiện nay giao thông kết nối Bà Rịa – Vũng Tàu và TPHCM đều chủ yếu thông qua tuyến đường “độc đạo” là quốc lộ 51 và phải đi qua địa phận của tỉnh Đồng Nai. Hay nói cách khác, muốn từ Bà Rịa – Vũng Tàu đi TPHCM và ngược lại buộc phải “mượn” đường của Đồng Nai.

Trong khi đó, hạ tầng kết nối giữa TPHCM và Bình Dương đã khá thuận tiện nhờ nhiều tuyến đường huyết mạch như các Quốc lộ 1, 1K, 13, ĐT.743 và các cây cầu như Phú Cường, Bến Súc, cầu Phú Long… W-quốc lộ 51 nối bà rịa vũng tàu đi tphcm.JPG.jpgTuyến đường bộ “độc đạo” quốc lộ 51 kết nối Bà Rịa – Vũng Tàu đi TPHCM và ngược lại. Ảnh: Quang Hưng
Theo trục giao thông, quốc lộ 51 có chiều dài khoảng 86km đi qua Đồng Nai (huyện Long Thành và TP Biên Hòa) dài 37km và Bà Rịa – Vũng Tàu (TP Phú Mỹ, TP Bà Rịa, TP Vũng Tàu) dài 49km.

Để đi lại giữa Bà Rịa – Vũng Tàu và TPHCM, người dân thông qua các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, TP Biên Hòa của Đồng Nai. Trong đó, người dân có thể lựa chọn đi theo quốc lộ 51 hoặc rẽ vào đường ĐT25B để qua bằng phà Cát Lái, hay cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây. ranh giới bà rịa vũng tàu và đồng nai trên quốc lộ 51.jpgĐịa giới giáp ranh giữa hai tỉnh trên quốc lộ 51. Ảnh: Google Maps
Theo quan sát, hiện nay việc đi lại của người dân trên tuyến quốc lộ 51 gặp không ít khó khăn khi lưu lượng phương tiện ngày càng lớn dẫn đến quá tải, xuống cấp và thường xuyên xảy ra ùn tắc vào các giờ cao điểm, ngày nghỉ, lễ Tết.

Ngoài đường bộ, từ TP Vũng Tàu đi TPHCM, người dân cũng có thể di chuyển bằng tàu cao tốc nhưng phần lớn đây là sự lựa chọn của khách du lịch, bởi chi phí khá cao và thiếu sự chủ động.

Trước hiện trạng trên, nhiều người dân đề xuất nên đưa huyện Nhơn Trạch và Long Thành sáp nhập vào TPHCM (bao gồm TPHCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu) để việc kết nối đi lại, quy hoạch mạng lưới giao thông được đồng bộ, xuyên suốt. W-kẹt xe trên quốc lộ 51 vnn hoàng hưng.jpgQuốc lộ 51 thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm, ngày nghỉ, lễ Tết do lưu lượng phương tiện đổ về đông. Trong ảnh: đoạn qua TP Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ảnh: Quang Hưng
Hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối

Mới đây, Sở Giao thông Công chánh TPHCM đã đề xuất đầu tư nghiên cứu xây dựng đường ven biển kết nối TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu và ĐBSCL, tuyến đường này có chiều dài 45,5km.

Trong đó, phương án 1 đầu tư tuyến chính và đường kết nối với đường ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu qua cầu vượt biển Cần Giờ. Phương án này rút ngắn khoảng 40km so với quy hoạch ban đầu, tổng vốn hơn 55.800 tỷ đồng và giai đoạn 2 tổng mức đầu tư khoảng 6.400 tỷ đồng.

Cùng với đó, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong vùng để triển khai đầu tư tuyến đường Vành đai 4 TPHCM dài hơn 159km, kết nối cảng quốc tế Cái Mép, sân bay quốc tế Long Thành đi qua 5 tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ và Long An. W-Nếu sáp nhập Bà Rịa   Vũng Tàu vào TPHCM, hiện trạng giao thông đi lại ra sao..JPG.jpgHệ thống hạ tầng giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, thúc đẩy phát triển du lịch. Trong ảnh: vòng xoay Cửa Lấp, cửa ngõ vào TP Vũng Tàu. Ảnh: Quang Hưng
Riêng tại Bà Rịa – Vũng Tàu, ngoài đầu tư phát triển hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông nội tỉnh, hiện nay địa phương đang đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm kết nối vùng. Trong đó, dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã cơ bản hoàn thiện, dự kiến thông xe kỹ thuật trước ngày 30/4 tới và có thể đưa vào khai thác tháng 9 năm nay.

Như vậy trong tương lai, hành trình di chuyển giữa Bà Rịa – Vũng Tàu với TPHCM sẽ được rút ngắn, thuận tiện hơn thông qua đường Vành đai 4, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cầu vượt biển Cần Giờ…

Related Posts

Nghệ sĩ Quyền Linh: Cái tên được quan tâm nhất hôm nay

Nghệ sĩ Quyền Linh khẳng định có tham gia đóng quảng cáo cho sản phẩm sữa tiểu đường Diasure vì ‘tin vào chữ viện hàn lâm’. Nghệ…

Diễn viên Cao Minh Đạt liên quan đến đường dây sản xuất sữa bột g//iả?

Trên truyền thông, diễn viên Cao Minh Đạt vừa phản hồi về clip quảng cáo sữa non. Theo Znews, mới đây, đoạn clip quảng cáo một loại…

Nguyễn Xuân Son ngồi ăn bánh chuối chiên cùng vợ, tình trạng hiện tại thể hiện qua 1 chi tiết nhỏ

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son xuất hiện cực đáng yêu trong trận đấu của CLB Nam Định. Tiền đạo Nguyễn Xuân Son đến cổ vũ Nam Định…

Tỷ phú b/àng ho/àng khi thấy vợ cũ c//ụt tay nuôi con nhỏ, sự thật đằng sau khiến anh phải kh//óc tới cuối đời

Trong ánh hoàng hôn đỏ rực của thành phố biển, nơi những tòa nhà chọc trời vươn cao kiêu hãnh, Nguyễn Hoàng Long, một tỷ phú bất…

Quang cảnh hiện tại sau vụ cháy từng tại Bình Liêu- Quảng Ninh

Gần 50 ha rừng tại H.Bình Liêu (Quảng Ninh) bị thiêu rụi sau vụ cháy rừng xảy ra tối 12.4. Đến nay, hiện trường vẫn còn ám…

Cô gái mang thai bị chó nghiệp vụ sủa không ngừng

**Bυổɨ sάng ᴏ̛̉ sân ƀaʯ Qυốc tế Thủ đô Bᴀ̆́c Kɨnh** nhᴏ̣̂n nhịp như mọɨ ngàʯ. Hành ҡhάch ҡέσ valɨ, chen chᴜ́c làm thủ tᴜ̣c, tɨếng lσa…