×
×

Vì sao nhiều người cảm thấy buồn nôn khi đi xe điện? Hóa ra vì lý do này

Tình trạng nôn nao khó chịu khi sử dụng xe điện là một hiện tượng có thật khi chuyển từ xe động cơ xăng sang xe thuần điện.

Trong khi xe điện mang đến trải nghiệm lái êm ái và yên tĩnh hơn xe sử dụng động cơ đốt trong, nhiều hành khách lại chia sẻ cảm giác chóng mặt, buồn nôn khi cầm lái, hoặc thậm chí chỉ ngồi trên xe. Các nhà khoa học khẳng định hiện tượng say xe trong ôtô điện là hoàn toàn có thật và đang hiểu rõ nguyên nhân.

Đối với nhiều người, việc sử dụng xe điện trở thành một ám ảnh khi mang đến cảm giác buồn nôn mệt mỏi, trái ngược với mong đợi về một hành trình thư giãn mà loại phương tiện này mang đến.

xe dien,  ev,  say xe,  buon non,  non nao,  carsick,  vinfast anh 1

Đối với nhiều người, việc sử dụng xe điện trở thành một ám ảnh khi mang đến cảm giác buồn nôn mệt mỏi, trái ngược với mong đợi về một hành trình thư giãn mà loại phương tiện này mang đến.

xe dien,  ev,  say xe,  buon non,  non nao,  carsick,  vinfast anh 1

xe dien,  ev,  say xe,  buon non,  non nao,  carsick,  vinfast anh 1

Đối với nhiều người, việc sử dụng xe điện trở thành một ám ảnh khi mang đến cảm giác buồn nôn mệt mỏi, trái ngược với mong đợi về một hành trình thư giãn mà loại phương tiện này mang đến.

Theo The Guardian, hiện tượng này liên quan chặt chẽ đến cách bộ não con người xử lý các tín hiệu từ âm thanh, độ rung và chuyển động khi xe di chuyển – những tín hiệu mà chúng ta đã quen thuộc suốt hàng chục năm qua với xe động cơ đốt trong. Khi chuyển sang môi trường chuyển động mới như xe điện – thiếu vắng âm thanh động cơ, ít rung động, và phanh tái tạo liên tục – bộ não phải “học lại” cách cảm nhận chuyển động, dẫn đến phản ứng say xe.

Một điểm then chốt khác nằm ở cách người lái điều khiển xe điện. Những mẫu xe này có đặc trưng mô-men xoắn cực đại được truyền ngay lập tức, khiến xe có thể tăng tốc rất nhanh, đặc biệt ở tốc độ thấp. Những tài xế mới chuyển sang các mẫu xe thuần điện có thể chưa quen với chân ga nhạy, dễ gây cảm giác giật cục cho hành khách.

Theo lý giải của các nhà khoa học, hiện tượng này đến từ việc não bộ con người đã quen với các chuyển động và tần số đặc trưng của các mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong từ nhỏ, khiến việc sử dụng xe điện trở nên “lạ lẫm” hơn.

xe dien,  ev,  say xe,  buon non,  non nao,  carsick,  vinfast anh 2

xe dien,  ev,  say xe,  buon non,  non nao,  carsick,  vinfast anh 2

Theo lý giải của các nhà khoa học, hiện tượng này đến từ việc não bộ con người đã quen với các chuyển động và tần số đặc trưng của các mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong từ nhỏ, khiến việc sử dụng xe điện trở nên “lạ lẫm” hơn.

Hệ thống phanh tái tạo – nhất là khi sử dụng chế độ “một bàn đạp” – khiến xe giảm tốc ngay khi nhấc chân khỏi ga. Dù quá trình này giúp tiết kiệm năng lượng và hạn chế dùng phanh cơ học, nhưng lại tạo cảm giác giảm tốc kéo dài và bất ngờ, một yếu tố góp phần gây buồn nôn.

William Emond – nghiên cứu sinh Tiến sĩ chuyên nghiên cứu về chứng say xe – lý giải rằng: “Hiện tượng say xe trên xe điện có thể do thiếu kinh nghiệm trước đó, cả từ vai trò tài xế lẫn hành khách, khiến não bộ không ước lượng chính xác được các lực chuyển động. Giống như khi con người trải nghiệm môi trường không trọng lực, hầu như ai cũng sẽ cảm thấy choáng váng vì não chưa từng học cách thích nghi với loại chuyển động đó”.

Phong cách vận hành xe điện cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cảm giác buồn nôn khi sử dụng loại phương tiện này, nhất là hệ thống phanh tái tạo hay chức năng sử dụng một bàn đạp ga (One-pedal driving).

xe dien,  ev,  say xe,  buon non,  non nao,  carsick,  vinfast anh 3

xe dien,  ev,  say xe,  buon non,  non nao,  carsick,  vinfast anh 3

Phong cách vận hành xe điện cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cảm giác buồn nôn khi sử dụng loại phương tiện này, nhất là hệ thống phanh tái tạo hay chức năng sử dụng một bàn đạp ga (One-pedal driving).

Một số chuyên gia đề xuất các hãng xe có thể sử dụng các tín hiệu thị giác, chẳng hạn như hệ thống đèn nội thất thay đổi theo trạng thái vận hành (tăng tốc, giảm tốc…) nhằm giúp não bộ dự đoán trước chuyển động sắp xảy ra, từ đó giảm cảm giác lạ lẫm và say xe.

Related Posts

Ngày đưa bà cụ ra khỏi nhà, con cái hỉ hả rôm rả bàn chuyện chia đất nhưng nào ngờ ngay tối hôm ấy

Bà Lành – 78 tuổi – bị tai biến nhẹ, đi lại khó khăn. 5 đứa con đều bận rộn, chẳng ai chịu chăm. Sau vài cuộc…

Bà thông gia vừa nhìn con dâu tương lai bước ra đã thở dài: “Con bé này tay chân th-ô k;/ệch y như làm ruộng cả đời”

Ngày ra mắt nhà trai, Mai – cô gái mộc mạc, da ngăm ngăm, ăn mặc giản dị – vừa bước ra khỏi chiếc taxi cũ kỹ,…

Con dâu giả bộ ra sức chăm sóc mẹ chồng, thực chất ngày nào cũng cho bà uống 1 thứ kinh-khung

Suốt gần hai năm, người ta vẫn thường thấy Vy – cô con dâu mới về làm dâu chưa đầy ba năm – ngày ngày tất bật…

Chuyện lạ, Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Giang livestream bán vải, doanh số bán ra cao vút

Mới đây, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang phối hợp với các bên liên quan tổ chức “Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn – Tự hào nông…

Thu nhập của vợ tôi 3 triệu/tháng, thế mà nhìn sổ tiết kiệm tôi choá:ng v:áng

Tôi từng nghĩ: “Ở nhà chăm con thì lấy đâu ra tích luỹ?”. Giờ tôi thấy mình quá sai. Báo Thanh Niên Việt có bài viết: “Vợ…

Liệu có phải bà nhắn nhầm không? Hay đây là một lời “bóng gió” đầy ẩn ý?

Gần 1 giờ sáng, điện thoại tôi rung lên, là mẹ chồng nhắn tin. Tôi kết hôn đến nay cũng đã hơn một năm. Cuộc sống sau…