×

Các loại gương xe máy đạt chuẩn theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP gồm những loại nào, sai gương là bị ph:ạ:t như chơi

Theo đó, một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe máy là phải có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển, gương chiếu hậu phải đảm bảo đúng quy định kèm lỗi phạt gương chiếu hậu nếu sai quy định.

Các loại gương xe máy đạt chuẩn theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP- Ảnh 1.

Một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe máy là phải có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.

Các loại gương xe máy đạt chuẩn theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP

Quy định về Gương chiếu hậu xe máy 2025 tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2024/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BGTVT như sau:

(1) Đối với Xe gắn máy hai bánh, Xe gắn máy ba bánh phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu ở bên trái của người lái.

Ngoài ra, đối với Xe mô tô hai bánh, Xe mô tô ba bánh được bố trí không đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe (xe có thùng bên), Xe mô tô ba bánh được bố trí đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái.

(2) Gương chiếu hậu sử dụng lắp trên xe là loại gương phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2024/BGTVT ban hành theo ban hành kèm theo Thông tư 48/2024/TT-BGTVT.

(3) Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn. Người lái có thể điều chỉnh được vùng quan sát tại vị trí lái.

(4) Bề mặt phản xạ của gương chiếu hậu phải có dạng lồi và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50 m về phía bên phải và bên trái hoặc tâm bề mặt phản xạ của gương phải cách mặt phẳng trung tuyến dọc của xe một khoảng tối thiểu là 280 mm.

(5) Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.

(6) Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm và phải nằm trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.

Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, lắp ráp trong nước, tổ chức, cá nhân nhập khẩu gương; các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với gương chiếu hậu phải đáp ứng đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2024/BGTVT. Cụ thể:

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

(1) Quy định kỹ thuật chung

(i) Tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát.

(ii) Mép của bề mặt phản xạ gương phải nằm trong vỏ bảo vệ (đế gương) và mép của vỏ bảo vệ phải có bán kính cong “c” có giá trị không nhỏ hơn 2,5 mm tại mọi điểm và theo mọi hướng. Nếu bề mặt phản xạ nhô ra khỏi vỏ bảo vệ thì bán kính cong “c” của mép biên của phần nhô ra không được nhỏ hơn 2,5 mm và phải di chuyển được vào phía trong của vỏ bảo vệ khi tác dụng một lực 50 N vào điểm ngoài cùng của phần nhô ra lớn nhất so với vỏ bảo vệ theo hướng vuông góc với mặt phản xạ gương.

(iii) Tất cả các bộ phận của gương phải có bán kính cong “c” không nhỏ hơn 2,5 mm

Mép của các lỗ để lắp đặt hay là các chỗ lõm có chiều rộng nhỏ hơn 12 mm thì không cần phải áp dụng các yêu cầu về bán kính trên nhưng phải được làm cùn cạnh sắc.

(iv) Các bộ phận của gương chiếu hậu được làm bằng vật liệu có độ cứng không lớn hơn 60 Shore A thì không phải áp dụng các yêu cầu nêu trong (ii) và (iii).

(2) Quy định về kích thước

(i) Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2.

(ii) Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.

(iii) Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.

(3) Quy định về hệ số phản xạ và bề mặt phản xạ.

(i) Giá trị hệ số phản xạ của bề mặt phản xạ (quang học) được xác định theo phương pháp mô tả trong Phụ lục A của Quy chuẩn này không được nhỏ hơn 40%.

(ii) Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi.

(iii) Giá trị “r” được xác định theo phương pháp mô tả trong Phụ lục B của Quy chuẩn này không được nhỏ hơn 1000 mm và không lớn hơn 1500 mm.

(iv) Sự khác nhau giữa ri hoặc ri’ và rpi tại mỗi điểm khảo sát không được vượt quá 0,15 r. Sự khác nhau giữa các bán kính cong (rp1, rp2 và rp3) và r không được vượt quá 0,15 r.

(4) Quy định về độ bền va chạm và độ bền uốn của vỏ bảo vệ gương.

Gương phải được thử nghiệm độ bền va chạm và độ bền uốn của vỏ bảo vệ gương theo Phụ lục C và D của Quy chuẩn này.

Gương không bị vỡ trong quá trình thử. Tuy nhiên, cho phép có chỗ vỡ trên bề mặt phản xạ của gương nếu gương được làm từ kính an toàn hoặc thỏa mãn điều kiện sau: Mảnh kính vỡ vẫn dính ở mặt trong của vỏ bảo vệ hoặc dính vào một mặt phẳng gắn chắc trên vỏ bảo vệ, ngoại trừ một phần mảnh kính vỡ cho phép tách rời khỏi vỏ bảo vệ, miễn là kích thước mỗi cạnh của mảnh vỡ không vượt quá 2,5 mm. Cho phép những mảnh vỡ nhỏ có thể rời ra khỏi bề mặt gương tại điểm đặt lực.

Lỗi phạt gương chiếu hậu 2025

Hành vi
Mức phạt
Cơ sở pháp lý

Gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
Điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

=> Tăng gấp 03 lần
Diểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định 168/2024/NĐ-CP

Như vậy, các loại gương xe máy đạt chuẩn 2025 tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP hay để gương chiếu hậu xe máy đúng quy định Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì phải đáp ứng điều kiện:

+ Các cơ sở sản xuất, lắp ráp trong nước, tổ chức, cá nhân nhập khẩu gương; các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với gương chiếu hậu phải đáp ứng đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2024/BGTVT.

+ Lắp gương chiếu hậu bên phải người điều khiển (phải có tác dụng) => đúng quy định.

Tức là nếu gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng => vi phạm quy định.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thế nào?

Điều 4 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện như sau:

(1) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 01 năm.

(2) Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để xác định cá nhân, tổ chức vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cá nhân, tổ chức ghi nhận được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Quá thời hạn nêu trên mà người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt theo quy định thì kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp không còn giá trị sử dụng. Trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

(3) Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện

– Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

– Đối với các hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp: thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật ghi nhận hành vi vi phạm.

Related Posts

ĐIỂM MẶT những lỗi v:i phạ:m giao thông bị tạm giữ giấy phép lái xe đến 2 năm từ 2025, biết sớm còn n:é

Nhiều lỗi vi phạm giao thông, tài xế sẽ bị tạm giữ giấy phép lái xe (GPLX/bằng lái) đến 2 năm đã có hiệu lực từ ngày…

Tôi về làm dâu năm đầu, trích hẳn 50 triệu để tiêu Tết mà vẫn thiếu

Tháng 10 năm ngoái, Hải My (sinh năm 1993, quê ở Lạng Sơn, hiện đang sinh sống tại Hà Nội) kết hôn. Tết 2025 cũng chính là…

Năm 2025, đi xe máy chỉ có gương bên tr:ái có bị ph:ạt không?

Theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, mức phạt lỗi không gương mới nhất năm 2025 đã có sự thay đổi so với trước đây. Quy định về gương…

Mẹ chồng nói ngay 1 câu với Phương Oanh gây sốt

Hai con nhà Phương Oanh – Shark Bình chiếm trọn spotlight nhờ vẻ ngoài bụ bẫm cùng loạt biểu cảm hài hước. Trở lại hoạt động nghệ…

Đèn đỏ nhưng CSGT vẫn vẫy đi liệu có bị ph:ạ:t nguội hay không? Trong khi đó ca:m:era đã ghi lại

Mức xử phạt tăng nặng gấp nhiều lần nên không ít tài xế lo lắng việc bị phạt nguội khi Cảnh sát giao thông (CSGT) vẫy đi…

Tăng mức ph:ạt lỗi không thắt dây an toàn mới nhất năm 2025, người ngồi sau có bắt buộc phải thắt dây không?

Theo quy định tại Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, lỗi không thắt dây an toàn đã có điều chỉnh về mức xử phạt vi phạm hành chính.  …