Trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan vụ kẹo rau Kera. Hằng Du Mục kiếm được số tiề.n khủng mỗi tháng chỉ với 1 gian hàng. Danh xưng ” chiến thần chốt đơn” quả thực không sai.
Theo đó, một báo cáo mới đây từ nền tảng phân tích dữ liệu Metric cho thấy, gian hàng TikTok Shop mang tên Hằng Du Mục – HANGKAT đã ghi nhận doanh số 58,1 tỷ đồng trong quý I/2025, tăng 312% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng cao thứ ba trong bảng xếp hạng Top 5 shop ngành hàng này, chỉ sau vinamilk và Ensure.
Ngoài ra, các gian hàng phân phối sản phẩm thương hiệu Hằng Du Mục cũng đạt tổng doanh số 58,7 tỷ đồng, tăng vọt 434,4% so với quý I/2024 – cao nhất trong toàn bảng xếp hạng. Sự vươn lên mạnh mẽ của cô nàng phản ánh hai xu hướng nổi bật là sức hút ngày càng lớn của các thương hiệu cá nhân và sức mạnh thương mại của nền tảng TikTok Shop
Khác với các “ông lớn” như Ensure hay Glucerna vốn đang chứng kiến mức tăng trưởng âm, Hằng Du Mục tận dụng hiệu quả khả năng kết nối cộng đồng, lối tiếp thị gần gũi, và đặc biệt là xu hướng tiêu dùng mới của giới trẻ để tạo ra doanh số ấn tượng.
Trong khi đó, các thương hiệu nội địa như TH True Milk hay Vinamilk cũng ghi nhận tăng trưởng tích cực, lần lượt là 57,3% và 46%. Tuy nhiên, chính Hằng Du Mục là nhân tố đột phá, khi không chỉ đứng vững mà còn vượt mặt nhiều thương hiệu lớn để vươn lên nhóm dẫn đầu.
Hằng Du Mục – HANGKAT là một trong 3 gian hàng chính thức trên TikTok Shop do “chiến thần chốt đơn” điều hành. Các sản phẩm chủ lực được bán gồm táo đỏ, chocolate, kỷ tử đỏ, nho khô, trà thảo mộc, bánh trứng chảy… Trong đó, táo đỏ Tân Cương là hút khách nhất trong các phiên live của mẹ 2 con, từng “cháy hàng” vài tấn chỉ sau ít phút mở bán.
Trong một bài đăng vào tháng 8/2024, Hằng Du Mục khẳng định cô là người trực tiếp đăng ký và sở hữu bản quyền các sản phẩm này. Ngoài kênh của nữ TikToker, Quang Linh Vlogs là tài khoản duy nhất được xác nhận phân phối “chính hãng” tại Việt Nam.
Với mức tăng trưởng ba chữ số, gian hàng của Hằng Du Mục không chỉ là một “hiện tượng”, mà còn là minh chứng sống động cho sự chuyển dịch trong thói quen tiêu dùng và cách doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn, cần thích ứng với thời đại số.
Tuy nhiên, các gian hàng nói trên đều đã dừng hoạt động sau khi Hằng Du Mục, Quang Linh và nhiều thành viên trong CTCP Tập đoàn Chị Em Rọt bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố và bắt tạm giam. Các cá nhân này bị cáo buộc “Lừa dối khách hàng” và “Sx hàng giả là thực phẩm” do liên quan đến vụ án kẹo rau củ Kera.
Tập đoàn Chị Em Rọt được thành lập vào tháng 11/2024, do ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), bà Nguyễn Thị Thái Hằng và một số người khác đồng sáng lập. Chủ sở hữu kiêm Tổng giám đốc và người đại diện pháp luật là ông Lê Tuấn Linh (sinh năm 1989). Doanh nghiệp đặt trụ sở tại TP Thủ Đức (TP.HCM), đăng ký ngành nghề chính là sx phim điện ảnh, video và chương trình truyền hình.
Đến cuối năm 2024, Tập đoàn Chị Em Rọt giới thiệu đến người tiêu dùng sản phẩm kẹo rau củ Kera, được sx tại CTCP Asia Life (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Hằng Du Mục và Quang Linh đều tham gia livestream quảng bá mặt hàng này.
Trong các buổi phát trực tiếp, cả hai đưa ra tuyên bố gây tranh cãi như: “Một viên kẹo tương đương một đĩa rau luộc”. Cùng thời điểm, Hoa hậu Thùy Tiên cũng xuất hiện thường xuyên bên cạnh team Chị Em Rọt để quảng bá sản phẩm, từ clip giới thiệu đến các phiên live.
Sự việc vỡ lở khi một TikToker mang kẹo Kera đi kiểm định, kết quả cho thấy hàm lượng chất xơ không giống phía Hằng Du Mục đưa ra. Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia sau đó còn phát hiện sản phẩm này có chứa chất tạo ngọt Sorbitol với hàm lượng cao 33,4 g/100 g, nhưng không được ghi trên nhãn như quy định.