×

Chiếc xe đặc biệt có thể tự động “nắn” dải phân cách để mở rộng đường, chống tắc

 Chiếc xe có khả năng dịch chuyển dải phân cách bằng bê tông để mở rộng làn đường vào giờ cao điểm đang được sử dụng ở khu vực cầu cảng Auckland Harbour của New Zealand.

Mật độ giao thông liên tục thay đổi trong một ngày, nhưng bố cục đường thường cố định và điều đó có thể dẫn đến tình trạng ùn tắc. Ví dụ, vào buổi sáng, làn đường bên trái thường đông hơn làn bên phải, còn buổi chiều có xu hướng ngược lại, dẫn tới việc một bên thiếu một bên thừa.

Tuy nhiên, với chiếc xe đặc biệt này, cơ quan điều tiết giao thông có thể thay đổi độ rộng của làn đường tùy theo tình hình thực tế để giảm thiểu ách tắc. Video ghi lại hoạt động của xe đã lập tức “gây sốt” trên mạng xã hội.

Video cho thấy một chiếc xe tải di chuyển dọc cầu cảng Auckland Harbour của New Zealand, trông giống như đang “nuốt” các khối bê tông của dải phân cách. Nhưng khi nhìn ra sau xe sẽ thấy nó thả các khối bê tông ở một vị trí mới, dịch sang bên trái để mở rộng làn đường bên phải.

Chiếc xe đặc biệt có thể “nắn” dải phân cách để mở rộng đường, chống tắc (Video: NZ Transport Agency Waka Kotahi).

“Cỗ máy có hai động cơ, di chuyển chéo như loài cua và nhấc được 16 khối bê tông nặng 750kg cùng một lúc. Chúng tôi thay đổi làn đường cho phù hợp với lưu lượng giao thông”, Cơ quan Giao thông vận tải New Zealand giải thích.

Video đã thu hút rất nhiều lượt xem trên mạng xã hội và chiếc xe nhận được nhiều ý kiến tán thưởng, cho rằng có thể áp dụng ở nhiều nơi. Trên thực tế, cỗ máy này không phải là mới hay duy nhất.

Các “máy dịch chuyển rào chắn”, hay còn gọi là “xe tải kéo khóa”, đã hoạt động trên cầu New Zealand từ năm 1990 và một số thành phố khác trên thế giới, như Sydney (Australia) hay San Francisco và San Diego (Mỹ), với cơ chế tương tự.


Chiếc xe đặc biệt có thể nắn dải phân cách để mở rộng đường, chống tắc - 1

Chiếc xe hỗ trợ hiệu quả cho việc mở rộng làn đường đang đông đúc khi bên còn lại có xe đi lại (Ảnh: Lindsay).

Đối với giải pháp này, một số người thắc mắc tại sao Cơ quan Giao thông New Zealand không sử dụng cách đơn giản hơn là đổi chiều đèn tín hiệu giao thông, giống như trên các cây cầu khác.

Với trường hợp cầu Auckland Harbour, Lindsay, công ty Mỹ cung cấp loại xe trên, giải thích rằng đèn đã được sử dụng vào thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước để đảo ngược hướng của các làn đường trung tâm vào giờ cao điểm buổi sáng và buổi tối.

Tuy nhiên, đã xảy ra 10 trường hợp tử vong do va chạm trực diện trong thời gian từ năm 1984 đến năm 1988, dẫn đến việc sử dụng thiết bị dịch chuyển dải phân cách vào đầu thập kỷ tiếp theo.

Hệ thống đầu tiên tồn tại 19 năm và được thay thế bằng hệ thống hiện tại vào năm 2009, loại có thể dịch chuyển dải phân cách với tốc độ lên tới 16km/h và xếp lại một đoạn dải phân cách hoàn chỉnh dài khoảng 2,2km trong 20 phút.

Related Posts

3 lý do chứng minh VinFast VF 8 là chiếc xe dẫn đầu về công nghệ

Trợ lý ảo sử dụng AI tạo sinh, công nghệ hỗ trợ lái ADAS cấp độ 2 với 25 tính năng, xe có khả năng trở nên…

Công ty đối thủ của VinFast bắt đầu bàn giao 500 xe điện Trung Quốc đến khách hàng, VF lần này l:o ng:ay ng:áy

TMT Motors bắt đầu bàn giao 500 xe điện Wuling Bingo của liên doanh SGMW (Trung Quốc) đến khách hàng. Hiện tại, 2 mẫu Wuling Bingo 333km…

Top 10 thương hiệu ô tô đáng tin cậy nhất thế giới năm 2024, số 1 là cái tên không ngờ

Consumer Reports vừa công bố bảng xếp hạng 10 thương hiệu ô tô đáng tin cậy nhất năm 2024 và Subaru đã vượt qua những đối thủ…

VinFast sẽ ra mắt mẫu xe đầu tiên tại thị trường ô tô lớn thứ 3 thế giới

Theo dự đoán, VinFast có thể bắt đầu hành trình tại Ấn Độ với các mẫu VF 5 và VF e34.Theo thông tin từ giới truyền thông…

Hoa hậu H’Hen Niê tiêu tốn hơn 1 tỷ đồng để làm một việc

Nhiều khán giả bất ngờ với khoản chi của Hoa hậu H’Hen Niê.Mới đây, Hoa hậu H’Hen Niê đã đăng tải bài viết tổng kết những việc…

Hoảng hồn khi mở chiếc balo ở Đồng Nai

Người dân xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai phát hiện 1 bé gái sơ sinh còn nguyên dây rốn bị bỏ trong một chiếc…